Giải đáp: Tiểu đường ăn chôm chôm được không?

8 lượt xem

Trái cây là nguồn cung cấp các vitamin và thiết yếu dồi dào cho cơ thể. Đây là một trong những nhóm thực phẩm không thể thiếu khi xây dựng thực đơn cho người tiểu đường. Xoay quanh chủ đề “tiểu đường nên ăn quả gì“, nhiều bệnh nhân thắc mắc liệu tiểu đường ăn chôm chôm được không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé? 

Người tiểu đường có nên ăn chôm chôm không?
Người tiểu đường có nên ăn chôm chôm không?

1. Người mắc tiểu đường ăn chôm chôm được không?

Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về quả chôm chôm cũng như những thành phần có trong nó để xem loại quả này có an toàn với người tiểu đường hay không.

1.1. Thành phần dinh dưỡng của quả chôm chôm

Chôm chôm, hay còn gọi là lôm chôm, là loại cây ăn quả nhiệt đới đặc trưng của khu vực Đông Nam Á, nổi tiếng với hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao.

Cây chôm chôm cao lớn, tán lá rộng rợp che bóng mát. Trái chôm chôm mọc thành chùm, hình bầu dục hoặc tròn, được bao bọc bởi lớp vỏ màu đỏ (có thể ngả vàng hoặc cam) cùng những sợi gai mềm. Khi chín, chôm chôm lộ ra phần thịt trắng ngà, mọng nước, vị ngọt thanh pha chút chua nhẹ, tạo nên hương vị độc đáo khó cưỡng.

Chôm chôm có chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Giá trị dinh dưỡng có trong 100g thịt chôm chôm như sau:

  • Năng lượng: 73.1calo
  • Chất đạm:  0,6g
  • Chất béo: 0,1g
  • Carbohydrate:  16,8g
  • Canxi: 8.6 mg
  • Kẽm:  0,5mg
  • Sắt: 0,3mg
  • Folate: 7,3 mcg
  • Magie: 21,3 mg
  • Vitamin A: 0,08mg, 0,4 cmg
  • Vitamin C:  65mg

1.2. Tiểu đường có ăn được chôm chôm không?

Câu trả lời cho câu hỏi “Người tiểu đường có ăn được chôm chôm không?” là có thể những cần hạn chế. Chôm chôm có chỉ số đường huyết trung bình (GI=59) nên có thể làm tăng đường huyết nếu ăn nhiều. Tuy nhiên, trong loại quả này lại chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khoẻ của người tiểu đường. Vì vậy, người bệnh chỉ nên ăn với lượng vừa phải để tránh làm tăng đường huyết mà vẫn có thể tận dụng được những lợi ích mà loại quả này mang lại.

1.3. Tiểu đường thai kỳ ăn chôm chôm được không?

Tương tự, mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ không cần kiêng chôm chôm nhưng chỉ nên ăn với lượng vừa phải. Chôm chôm có chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu nên nếu ăn đúng cách sẽ tốt cho sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

2. Lợi ích của chôm chôm với người bệnh tiểu đường

Nhờ hàm lượng dinh dưỡng hợp lý và đa dạng, chôm chôm mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe người tiểu đường như:

Lợi ích của chôm chôm với người bệnh tiểu đường
Lợi ích của chôm chôm với người bệnh tiểu đường

Kiểm soát lượng đường trong máu

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng vitamin C, protein, phốt pho, canxi và chất béo không bão hòa trong quả chôm chôm đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa lượng đường trong máu hiệu quả.

Tăng cường hệ tiêu hóa

Lượng chất xơ hòa tan dồi dào có trong quả chôm chôm đóng vai trò như nguồn thức ăn cho lợi khuẩn đường ruột, giúp chúng sinh sôi và phát triển. Lợi khuẩn đường ruột khi phát triển mạnh mẽ sẽ sản sinh ra các axit béo chuỗi ngắn, mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa như ngăn ngừa táo bón, giảm nguy cơ tiêu chảy, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về tiêu hoá như hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại tràng,…

Hỗ trợ giảm cân

So với các loại trái cây khác, chôm chôm chứa lượng calo khá thấp, chỉ khoảng 60-70 calo trong 100g. Điều này giúp kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể một cách hiệu quả, hạn chế nguy cơ tích tụ mỡ thừa.

Bên cạnh đó, chôm chôm là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời, giúp người bệnh no lâu và hạn chế cảm giác thèm ăn, từ đó hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả. Chất xơ hòa tan trong chôm chôm còn giúp làm chậm quá trình hấp thu dưỡng chất, tạo điều kiện cho cơ thể đốt cháy nhiều calo hơn.

Chống nhiễm trùng

Nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào, chôm chôm có khả năng chống oxy hóa hiệu quả, giúp tăng cường hệ miễn dịch, đẩy lùi nguy cơ nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình sản xuất bạch cầu trong cơ thể. Bên cạnh đó, hoạt chất axit gallic trong loại quả này cũng góp phần loại bỏ các gốc tự do, bảo vệ cơ thể khỏi tác hại tiềm ẩn.

Ngăn ngừa thiếu máu

Chôm chôm chứa hàm lượng sắt dồi dào, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung máu, kích thích sản xuất tế bào hồng cầu và bạch cầu, góp phần cải thiện tình trạng thiếu máu, giảm thiểu nguy cơ hạ huyết áp, hoa mắt, chóng mặt.

4. Lưu ý khi sử dụng chôm chôm

Để có thể tận dụng được tối đa những lợi ích cũng như tránh làm tăng đường huyết sau khi ăn chôm chôm, người bệnh tiểu đường cần lưu ý những điều sau đây:

  • Lượng ăn: Theo khuyến cáo, người tiểu đường chỉ nên ăn tối đa 6 quả chôm chôm mỗi ngày. Nên chọn quả vừa chín tới, tránh ăn quả chín quá vì lượng đường trong quả chín quá cao hơn. Nên theo dõi lượng đường huyết trước và sau khi ăn chôm chôm để điều chỉnh lượng ăn phù hợp.
  • Nên ăn chôm chôm tươi, sạch, không nên ăn chôm chôm đã bị dập nát hoặc có dấu hiệu hư hỏng.
  • Rửa sạch chôm chôm dưới vòi nước chảy trước khi ăn.
  • Có thể ăn chôm chôm nguyên quả hoặc bóc vỏ để ăn phần thịt bên trong.
  • Tránh ăn chôm chôm lúc đói bụng.
  • Nên ăn chôm chôm sau bữa ăn khoảng 1 tiếng.
  • Những người không nên ăn chôm chôm: Người đang bị nóng trong người, mụn nhọt, tiêu chảy, đau bụng, người mắc bệnh thận, người đang sử dụng một số loại thuốc (như thuốc hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu,…)
Người tiểu đường chỉ nên ăn tối đa 6 quả chôm chôm mỗi ngày
Người tiểu đường chỉ nên ăn tối đa 6 quả chôm chôm mỗi ngày

3. Món ngon từ chôm chôm cho người tiểu đường

Chôm chôm có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành một số món ăn ngon miệng dưới đây:

Gỏi gà chôm chôm

Gỏi gà chôm chôm
Gỏi gà chôm chôm

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Chôm chôm: 500g
  • Thịt gà: 300g
  • Cà rốt: 1 củ
  • Hành tây: 1/2 củ
  • Ớt: 1 trái
  • Quất: 2 quả
  • Gừng: 1 củ
  • Sả: 1 cây
  • Hành tím: 5 củ
  • Đậu phộng rang: 100g
  • Gia vị: Nước mắm, đường, muối, tiêu

Sơ chế nguyên liệu:

  • Chôm chôm: Bóc vỏ, bỏ hạt, ngâm nước đá và vớt ra để ráo nước.
  • Thịt gà: Rửa sạch, luộc chín với gừng, hành, sả rồi vớt ra, ngâm với nước lạnh. Xé nhỏ thịt gà.
  • Cà rốt, hành tây: Cạo vỏ, rửa sạch, bào sợi mỏng.
  • Ớt: Băm nhỏ.
  • Quất: Vắt lấy nước cốt.
  • Gừng, sả, hành tím: Băm nhỏ.
  • Đậu phộng rang: Giã nhỏ.

Cách chế biến: 

  • Pha nước mắm: Khuấy đều hỗn hợp 2 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh đường, 1 muỗng canh nước cốt quất, 1 muỗng cà phê ớt băm.
  • Trộn gỏi: Cho thịt gà xé nhỏ, chôm chôm, cà rốt, hành tây vào tô lớn. Rưới hỗn hợp nước mắm đã pha vào và trộn đều. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

Thịt bò xào chôm chôm

Thịt bò xào chôm chôm
Thịt bò xào chôm chôm

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Thịt bò: 300g
  • Chôm chôm: 200g
  • Hành tây: 1/2 củ
  • Ớt chuông: 1/2 quả
  • Cần tây: 1 nhánh
  • Hành tím: 3 củ
  • Tỏi: 2 củ
  • Gia vị: Hạt nêm, muối, bột ngọt, đường, dầu hào, dầu ăn

Sơ chế nguyên liệu:

  • Thịt bò rửa sạch, cắt thành những miếng mỏng vừa ăn. Ướp thịt bò với 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng canh dầu hào và 1 muỗng canh dầu ăn trong 15 phút.
  • Chôm chôm bóc vỏ, bỏ hạt.
  • Hành tây cắt múi cau.
  • Ớt chuông bỏ hạt, cắt sợi.
  • Cần tây cắt khúc nhỏ.
  • Hành tím và tỏi băm nhuyễn.

 Cách thực hiện:

  • Làm nóng chảo với 2 muỗng canh dầu ăn, phi thơm hành tím và tỏi băm.
  • Cho thịt bò vào xào săn.
  • Xào thịt bò đến khi thịt chín tái thì cho chôm chôm vào đảo đều.

Hi vọng những nội dung hữu ích có trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Người tiểu đường ăn chôm chôm được không?” và những lưu ý khi sử dụng để mang lại nhiều lợi ích nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy gọi ngay tới Hotline 0931110148 để nhận tư vấn từ Chuyên gia nhanh chóng nhất nhé!

OMIKAMI – Sữa hạt dinh dưỡng cho người tiểu đường

Thách thức lớn nhất với người tiền tiểu đường, tiểu đường và tiểu đường thai kỳ là cần áp dụng chế độ ăn uống nghiêm ngặt để duy trì mức đường huyết ổn định. Tuy nhiên, trong quá trình đó, họ luôn phải đối mặt với cảm giác thèm ăn, thèm cơm, thèm đồ ngọt,…

Một trợ giúp quan trọng là người bệnh có thể bổ sung thêm sữa hạt dinh dưỡng vào chế độ ăn hàng ngày. Ngoài vitamin và khoáng chất, sữa hạt còn cung cấp nguồn protein từ thực vật giúp bồi bổ cơ thể và giảm cảm giác thèm ăn một cách hiệu quả.

Đặc biệt, sữa hạt Omikami dành riêng cho người tiểu đường, tiểu đường thai kỳ và tiền tiểu đường còn chứa hai thành phần quan trọng là dây thìa canh và hợp chất Crominex 3+ được chiết xuất từ quả me rừng. Những thành phần này có tác dụng hiệp đồng giúp:

  • Hỗ trợ kiểm soát đường huyết ổn định
  • Không làm tăng đường huyết sau ăn
  • Hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

 

Sữa hạt dinh dưỡng Omikami cho người tiểu đường
Sữa hạt dinh dưỡng Omikami cho người tiểu đường

Từ những lợi ích trên, việc sử dụng sữa hạt tiểu đường Omikami là sự lựa chọn thông minh và hữu ích cho sức khỏe của người tiểu đường.

Xem thêm bài viết: Vì sao người tiểu đường nên dùng sữa hạt tiểu đường

Vui lòng liên hệ ngay với số Hotline 0931110148 để được tư vấn và đặt hàng sản phẩm sữa hạt tiểu đường Omikami ngay hôm nay. 

Sữa hạt Omikami

Sữa Hạt Tiểu Đường Và Tiền Tiểu Đường Omikami

Cung cấp năng lượng cho người tiểu đường. Bổ sung 28 vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Ổn định đường huyết, hạn chế tối đa biến chứng tiểu đường. Cung cấp dinh dưỡng cho người ăn chay và ăn kiêng ️🎉 Tặng kèm 1 túi hạt macca và 1 cốc thủy tinh

900.000 đ7.200.000 đ

Xem thêm

5/5 - (1 bình chọn)
Chia sẻ ngay, nếu bạn thấy hữu ích:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận