Chuyên gia giải đáp: Tiểu đường có ăn được khoai tây không?

15 lượt xem

Là thực phẩm quen thuộc, khoai tây thường xuyên xuất hiện trong bữa ăn của nhiều gia đình. Tuy nhiên, những người mắc bệnh tiểu đường lại băn khoăn liệu họ có thể sử dụng loại thực phẩm này hay không. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc “tiểu đường có ăn được khoai tây không” và hướng dẫn sử dụng khoai tây đúng cách cho người tiểu đường. 

Tìm hiểu người tiểu đường có ăn được khoai tây không?
Tìm hiểu bệnh nhân tiểu đường có ăn được khoai tây không?

1. Tìm hiểu về khoai tây

Tên khoa học của khoai tây là Solanum tuberosum, thuộc họ Cà. Loài cây này có thân mềm và thường được trồng để lấy củ. Củ khoai tây có màu vàng hoặc trắng. Khi được nấu chín có vị ngọt tự nhiên, mềm và bở. Loại củ này có thể chế được thành rất nhiều món ăn ngon miệng như canh khoai tây, súp khoai tây, salad khoai tây,…

Khoai tây là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng
Khoai tây là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng

Khoai tây là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Trong 200g khoai tây còn nguyên vỏ có giá trị dinh dưỡng như sau:

Thành phần Hàm lượng 
Năng lượng 168 calo
Carbohydrate 39g
Chất béo 0.2g
Chất đạm 4g
Chất xơ 3g
Đường 1.8g
Sắt 1.83mg
Kali 888mg
Vitamin C 12mg

Với thành phần dinh dưỡng như trên, vậy người tiểu đường có ăn được khoai tây không?

2. Người tiểu đường có ăn được khoai tây không?

Người tiểu đường có ăn được khoai tây không?
Người tiểu đường có ăn được khoai tây không?

Đáp án cho câu hỏi “Người tiểu đường có ăn được khoai tây không” là CÓ thể nhưng cần hạn chế. Lý do là bởi, hàm lượng carbohydrate của khoai tây cao. Nếu tiêu thụ nhiều thì khi vào cơ thể, chúng sẽ chuyển hoá thành đường và khiến lượng đường trong máu tăng cao gây nguy hiểm cho người tiểu đường. Vì vậy, khoai tây được xếp vào nhóm có chỉ số đường huyết (GI) cao, dao động từ 77-87, tùy theo cách chế biến.

Như vậy, đáp án cho câu hỏi “Người tiểu đường có ăn được khoai tây không” là có thể nhưng cần hạn chế và có cách chế biến phù hợp để không gây nguy hiểm cho người bệnh tiểu đường. Bổ sung khoai tây vào thực đơn cho người tiểu đường đúng cách sẽ không gây hại mà còn mang lại một số lợi ích nhất định cho người bệnh

3. Lợi ích của khoai tây với người tiểu đường?

Dưới đây là một số lợi ích của khoai tây với người bệnh tiểu đường nếu được bổ sung đúng cách.

Lợi ích của khoai tây với người tiểu đường?
Lợi ích của khoai tây với người tiểu đường?

Giúp giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường

Khoai tây là nguồn cung cấp Kali và chất xơ dồi dào. Trong đó, Kali đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa huyết áp, hỗ trợ chuyển hóa glucose thành năng lượng và tăng cường sản sinh insulin – “chìa khóa” kiểm soát lượng đường trong máu.

Chất xơ trong khoai tây giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu, góp phần ổn định đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Khoai tây là nguồn cung cấp chất xơ, Kali và một số khoáng chất quan trọng. Việc bổ sung khoai tây vào chế độ ăn hàng ngày giúp cải thiện sức khoẻ tim mạch. Đồng thời nó còn giúp hỗ trợ kiểm soát huyết áp và bảo vệ hệ thần kinh

Trong khoai tây chứa một lượng lớn chất xơ, kali và một số khoáng chất có lợi. Do đó nếu bổ sung loại thực phẩm này sẽ hỗ trợ cải thiện sức khỏe tim mạch, giúp nhịp tim ổn định. Đồng thời hạn chế tình trạng cao huyết áp cũng như bảo vệ hệ thần kinh.

 

Khoai tây cung cấp hàm lượng lớn chất xơ, Kali và các khoáng chất thiết yếu, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch.

  • Chất xơ trong khoai tây giúp giảm cholesterol xấu (LDL), từ đó làm thông thoáng mạch máu, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
  • Hàm lượng Kali cao trong khoai tây giúp điều hòa huyết áp, duy trì nhịp tim ổn định, đồng thời bảo vệ hệ thần kinh khỏi những tổn thương do tăng huyết áp.

Bổ sung khoai tây vào chế độ ăn hàng ngày là cách đơn giản và hiệu quả để cải thiện sức khỏe tim mạch, giúp ngăn ngừa các biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường.

Hỗ trợ kiểm soát cân nặng

Nhờ hàm lượng chất xơ dồi dào, khoai tây mang đến cảm giác no lâu sau khi ăn, giúp người bệnh kiểm soát cơn thèm ăn hiệu quả, hạn chế nạp calo dư thừa – nguyên nhân chính dẫn đến tăng cân.

Chất xơ trong khoai tây còn giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh chóng, đốt cháy mỡ thừa hiệu quả.

Cải thiện hệ miễn dịch

Nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào, loại củ này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài.

Vitamin C trong khoai tây là chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp trung hòa các gốc tự do, giảm viêm nhiễm và tăng cường sản xuất tế bào miễn dịch. Nhờ vậy, hệ miễn dịch được củng cố, có khả năng chống lại vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh hiệu quả hơn.

Ngoài ra, khoai tây còn chứa catechin, một hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ khác, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và tăng cường chức năng miễn dịch.

Cải thiện thị lực

Khoai tây chứa hàm lượng lớn carotenoid, đặc biệt là beta carotene có lợi cho sức khoẻ của mắt.

Beta carotene là tiền chất của vitamin A, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì thị lực, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường ở mắt như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể, bệnh võng mạc đái tháo đường

Hỗ trợ quá trình tiêu hóa

Khoai tây chứa nhiều các thành phần có lợi cho đường tiêu hoá:

  • Tinh bột trong khoai tây cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru và hiệu quả.
  • Chất xơ hòa tan trong loại củ này giúp kích thích nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn và ngăn ngừa táo bón.
  • Chất xơ không hòa tan tạo điều kiện cho vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.

Nhờ đó, khoai tây được sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh tiêu hóa như đau dạ dày, tiêu hóa kém, khó tiêu, táo bón, viêm loét dạ dày,…

4. Lưu ý khi sử dụng khoai tây cho người tiểu đường

Để tránh làm tăng đường huyết khi ăn, người bệnh tiểu đường cần lưu ý một số điều sau khi ăn khoai tây:

Lưu ý khi sử dụng khoai tây cho người tiểu đường
Lưu ý khi sử dụng khoai tây cho người tiểu đường
  • Lượng và khẩu phần ăn: Người tiểu đường chỉ nên bổ sung 20 – 150g carbs mỗi ngày, tương đương với 100g khoai tây.
  • Cách chế biến: Ưu tiên các phương pháp chế biến ít dầu mỡ như luộc, hấp, làm salad. Tránh ăn khoai tây chiên hoặc các món xào rán nhiều dầu mỡ.
  • Lưu ý khi chọn và sử dụng khoai tây: Nên ăn khoai tây nguyên vỏ để tận dụng tối đa hàm lượng chất xơ và dinh dưỡng. Không ăn khoai tây khi bị hỏng, mọc mầm vì có thể gây ngộ độc.
  • Kết hợp thực phẩm với các loại thực phẩm phù hợp: Kết hợp khoai tây với các thực phẩm có chỉ số GI thấp như chanh, giấm, bông cải xanh, hạnh nhân,… để giảm lượng đường huyết và làm chậm quá trình tiêu hóa carbs. Có thể thay thế khoai tây bằng các thực phẩm khác như cà rốt, củ cải, súp lơ, bí đao, khoai môn,… để đa dạng hóa thực đơn. Bên cạnh đó, để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, người bệnh cần kết hợp việc ăn uống khoa học với chế độ tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.

Cách tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về lượng khoai tây phù hợp và cách kết hợp thực phẩm hiệu quả nhất cho người bệnh tiểu đường.

5. Gợi ý món ngon từ khoai tây

Dưới đây là một số công thức món ngon từ khoai tây mà bạn có thể tham khảo để bổ sung vào thực đơn của mình

Một số món ngon từ khoai tây
Một số món ngon từ khoai tây 

5.1. Salad khoai tây

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 2 củ khoai tây
  • 1 củ khoai lang
  • 1 củ cà rốt
  • 1 bông súp lơ xanh
  • 1 quả táo
  • 1 muỗng canh nước cốt chanh
  • 2 muỗng canh sữa chua
  • 2 muỗng canh sốt mayonnaise
  • Gia vị: muối, tiêu đen,…

Sơ chế nguyên liệu:

  • Rửa sạch khoai tây, khoai lang, cà rốt và súp lơ. Gọt vỏ khoai tây và khoai lang. Cắt tất cả nguyên liệu thành các khối nhỏ vừa ăn.
  • Gọt vỏ táo, bỏ lõi và cắt thành các miếng nhỏ

Cách chế biến: 

  • Cho khoai tây, khoai lang và cà rốt vào nồi nước, luộc chín. Vớt ra để ráo nước. Hấp súp lơ xanh cho chín tới. Cho tất cả vào tô lớn
  • Trộn đều nước cốt chanh, sữa chua và sốt mayonnaise trong một chén nhỏ. Sau đó, rưới hỗn hợp nước sốt lên rau củ, trộn đều cho đến khi tất cả nguyên liệu được phủ đều.
  • Nêm nếm thêm muối và tiêu đen cho vừa ăn

5.2. Canh khoai tây

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 300g khoai tây
  • 500g xương sườn heo
  • 1 củ cà rốt
  • 3 cây hành lá
  • 1 nhánh ngò rí
  • Gia vị: muối, hạt nêm, tiêu

Sơ chế nguyên liệu:

  • Khoai tây gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn. Ngâm khoai tây vào nước muối pha loãng trong 15 phút để khử thâm và giúp khoai ngon hơn.
  • Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc vừa ăn.
  • Xương sườn rửa sạch, chặt khúc vừa ăn. Cho sườn vào nồi luộc sơ với 1 muỗng cà phê muối trong 3 – 5 phút để khử mùi hôi. Vớt sườn ra, rửa lại với nước.
  • Hành lá, ngò rí rửa sạch, cắt nhỏ.

Cách chế biến:

  • Cho sườn vào nồi, đổ nước vào ninh cho đến khi sườn mềm.
  • Khi sườn đã mềm, cho khoai tây và cà rốt vào nồi, hầm thêm khoảng 15 phút đến khi khoai và cà rốt chín bở.
  • Nêm nếm gia vị cho vừa ăn: muối, hạt nêm, tiêu.
  • Tắt bếp, cho hành lá và ngò rí cắt nhỏ vào nồi, đảo đều

Hi vọng những nội dung hữu ích có trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc “tiểu đường có ăn được khoai tây không” và những lưu ý khi sử dụng loại thực phẩm này để đảm bảo an toàn.

OMIKAMI – Sữa hạt dinh dưỡng cho người tiểu đường

Thách thức lớn nhất với người tiền tiểu đường, tiểu đường và tiểu đường thai kỳ là cần áp dụng chế độ ăn uống nghiêm ngặt để duy trì mức đường huyết ổn định. Tuy nhiên, trong quá trình đó, họ luôn phải đối mặt với cảm giác thèm ăn, thèm cơm, thèm đồ ngọt,…

Một trợ giúp quan trọng là người bệnh có thể bổ sung thêm sữa hạt dinh dưỡng vào chế độ ăn hàng ngày. Ngoài vitamin và khoáng chất, sữa hạt còn cung cấp nguồn protein từ thực vật giúp bồi bổ cơ thể và giảm cảm giác thèm ăn một cách hiệu quả.

Đặc biệt, sữa hạt Omikami dành riêng cho người tiểu đường, tiểu đường thai kỳ và tiền tiểu đường còn chứa hai thành phần quan trọng là dây thìa canh và hợp chất Crominex 3+ được chiết xuất từ quả me rừng. Những thành phần này có tác dụng hiệp đồng giúp:

  • Hỗ trợ kiểm soát đường huyết ổn định
  • Không làm tăng đường huyết sau ăn
  • Hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

 

Sữa hạt dinh dưỡng Omikami cho người tiểu đường
Sữa hạt dinh dưỡng Omikami cho người tiểu đường

Từ những lợi ích trên, việc sử dụng sữa hạt tiểu đường Omikami là sự lựa chọn thông minh và hữu ích cho sức khỏe của người tiểu đường.

Xem thêm bài viết: Vì sao người tiểu đường nên dùng sữa hạt tiểu đường

Vui lòng liên hệ ngay với số Hotline 0931110148 để được tư vấn và đặt hàng sản phẩm sữa hạt tiểu đường Omikami ngay hôm nay. 

Sữa hạt Omikami

Sữa Hạt Tiểu Đường Và Tiền Tiểu Đường Omikami

Cung cấp năng lượng cho người tiểu đường. Bổ sung 28 vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Ổn định đường huyết, hạn chế tối đa biến chứng tiểu đường. Cung cấp dinh dưỡng cho người ăn chay và ăn kiêng ️🎉 Tặng kèm 1 túi hạt macca và 1 cốc thủy tinh

900.000 đ7.200.000 đ

Xem thêm

5/5 - (1 bình chọn)
Chia sẻ ngay, nếu bạn thấy hữu ích:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận