Bật mí: Người tiểu đường có ăn được củ cải không?

42 lượt xem

Trong chế độ ăn uống của người bệnh tiểu đường, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một câu hỏi được nhiều người thắc mắc nhất là “Tiểu đường có ăn được củ cải không?” Nếu bạn chưa có hay đang tìm đáp án cho câu hỏi này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây!

tiểu đường có ăn được củ cải không
Tiểu đường có ăn được củ cải không?

1. Tìm hiểu về củ cải

Củ cải với tên khoa học là Raphanus sativus, là một loại rau củ thuộc họ Brassicaceae. Hiến nay có rất loại của cải với nhiều hình dạng, kích cỡ và màu sắc khác nhau nhưng phổ biến nhất là củ cải đỏ và củ cải trắng.

1.1. Giá trị dinh dưỡng

Củ cải là nguồn cung cấp nhiều loại vitamin, khoáng chất thiết yếu, cụ thể thì trong 100g củ cải chứa:

Giá trị dinh dưỡng của củ cải (Theo USDA)
Thành phần Hàm lượng Thành phần  Hàm lượng
Calo 16 kcal Canxi 25 mg
Protein 0,68 g Sắt 0,34 mg
Chất béo 0,1 g Magie 10 mg
Carbohydrate 3,4 g Phốt pho 20 mg
Chất xơ 1,6 g Kali 233 mg
Tổng lượng đường 1,86 g Natri 39 mg
Betaine 0,1 mg Kẽm 0,28 mg
Vitamin C 14,8 mg Mangan

0,069 mg

1.2. Người bệnh tiểu đường có ăn được củ cải không?

Người bệnh tiểu đường có ăn được củ cải không
Người bệnh tiểu đường có ăn được củ cải không?

Với các thành phần dưỡng chất trên, một câu hỏi được đặt ra là “tiểu đường có ăn được củ cải không?”. Đáp án chắc chắn là , bởi vì củ cải là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI = 32).  Điều này có nghĩa rằng việc yiêu thụ củ cải sẽ làm chậm tốc độ hấp thụ lượng đường trong máu, giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả.

Xem thêm: 

2. Lợi ích của củ cải với sức khỏe người tiểu đường

Lợi ích của củ cải với sức khỏe người tiểu đường
Lợi ích của củ cải với sức khỏe người tiểu đường

Qua nội dung trên, bạn có thể thấy củ cải là một sự lựa chọn hoàn hảo cho bệnh nhân tiểu đường, chúng mang lại nhiều lợi ích khác nhau, cụ thể như sau:

Giảm lượng đường huyết

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, củ cải chứa các hợp chất hoạt tính sinh học có khả năng điều chỉnh Adiponectin – hormone chịu trách nhiệm điều chỉnh lượng glucose trong máu. Điều này đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát, cân bằng nội môi glucose.

Bên cạnh đó, củ cải có hàm lượng chất xơ tốt giúp điều chỉnh đường huyết bằng cách làm chậm quá trình hấp thụ đường từ đường tiêu hóa. Việc này giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.

Theo TS.Satla, củ cải có thể làm tăng cường cơ chế bảo vệ chống oxy hóa, giảm sự tích tụ của các gốc tự do. Từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình đông máu glucose do nội tiết tố, thúc đẩy sự hấp thụ glucose và chuyển hóa năng lượng, giảm sự hấp thụ glucose trong ruột.

Ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường

Củ cải chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu gồm vitamin C, kali và chất chống oxy hóa coenzyme Q10. Những chất dinh dưỡng này giúp duy trì sức khỏe tổng thể, đồng thời giúp ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.

Kiểm soát cân nặng

Đối với bệnh nhân tiểu đường, việc thừa cân hay duy trì cân nặng khỏe mạnh theo chỉ số BMI là rất quan trọng. Việc tiêu thụ củ cải có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng tốt hơn.

Do củ cải có hàm lượng calo thấp và chứa nhiều chất xơ nên sẽ tạo cho bạn cảm giác no lâu hơn, làm giảm cảm giác thèm ăn. Điều này có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người bệnh tiểu đường kiểm soát cân nặng.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Tăng cường sức khỏe tim mạch
Tăng cường sức khỏe tim mạch

Việc tiêu thụ củ cải có thể làm giảm áp lực máu. Một nghiên cứu đã chứng minh rằng việc ăn củ cải có khả năng làm giảm Cholesterol huyết thanh và nồng độ chất béo bão hòa, đồng thời làm tăng Cholesterol tốt (HDL cholesterol). Điều này góp phần làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, đột quỵ.

Theo nhà dinh dưỡng học Shivani Kandwal, người sáng lập Nutrivibes chia sẻ rằng việc tiêu thụ củ cải sẽ làm giảm nguy cơ tim mạch, kháng viêm đường tiết niệu, chống lại các gốc tự do và cải thiện chuyển hóa lipid.

Hơn nữa, thành phần Betaine chứa trong củ cải có thể làm giảm homocysteine huyết tương –  một yếu tố gây ra bệnh tim mạch.

Ổn định huyết áp

Củ cải có chứa hợp chất anthocyanins giúp cải thiện lưu thông máu và hạ huyết áp. Ngoài ra, kali chứa trong củ cải giúp cải thiện khả năng miễn dịch, đồng thời kiểm soát huyết áp. Những yếu tố này góp phần ổn định huyết áp, từ đó ngăn ngừa biến chứng liên quan đến huyết áp cao.

Bên cạnh đó, củ cải còn có một số lợi ích khác như:

  • Giảm nguy cơ ung thư: Các chất phytochemical và anthocyanins chứa trong củ cải có tính chất chống ung thư. Không những vậy, củ cải rất giàu vitamin C giữ vai trò như một chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa tế bào ung thư.
  • Phòng chống cảm lạnh, ho: Củ cải có khả năng chống xung huyết, hình thành các chất nhầy trong cổ họng. Đồng thời, thực phẩm này còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn gây ra cảm lạnh, ho.
  • Tốt cho người bệnh hen suyễn: Củ cải rất tốt cho người bệnh hen suyễn nhờ đặc tính chống xung huyết. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng củ cải có khả năng chống các kháng nguyên gây ra dị ứng đường hô hấp, bảo vệ đường hô hấp tránh bị nhiễm trùng.
  • Ngăn ngừa bệnh vàng da: Củ cải giúp ngăn ngừa bệnh vàng da nhờ khả năng điều chỉnh lượng bilirubin trong máu – nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này.
  • Sức khỏe thận: Củ cải giúp phòng chống các bệnh liên quan đến thận như viêm đường tiết niệu. Nhờ các hợp chất diuretic tự nhiên của củ cải có tác dụng rất tốt để cải thiện sức khỏe của quả thận. Chúng đóng vai trò như một chất tẩy rửa tự nhiên giúp loại bỏ các độc tố khỏi cơ thể.

3. Gợi ý những món ngon từ củ cải

Món ngon từ củ cải cho người tiểu đường
Món ngon từ củ cải cho người tiểu đường

Hiện nay có rất nhiều món ngon được chế biến từ củ cải. Dưới đây là một số món ngon bạn có thể tham khảo:

3.1. Thịt ba chỉ kho củ cải trắng

Đây làm món ăn rất quen thuộc với các gia đình Việt có hương vị thơm ngon, đậm đà. Nguyên liệu và cách chế biến cũng rất đơn giản và dễ làm.

Nguyên liệu

  • 300g thịt ba chỉ: Rửa sạch và cắt thịt thành miếng nhỏ vừa ăn.
  • 3 củ cải trắng: Gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành khúc nhỏ.
  • Ớt, hành tím: Rửa sạch, băm nhuyễn
  • Gia vị: đường, nước mắm, tiêu, bột ngọt, muối

Cách chế biến

  • Ướp đều thịt, hành tím cùng gia vị trong khoảng 15 phút.
  • Xào săn thịt rồi cho thêm 1/3 bát nước và củ cải vào nồi.
  • Đảo đều rồi kho thịt với lửa nhỏ trong vòng 10-15 phút.
  • Sau đó, nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng rồi kho tiếp khoảng 2-4 phút thì tắt bếp.

3.2. Canh củ cải nấu thịt nạc xay

Với những nguyên liệu đơn giản, bạn đã có ngày một bát canh ngọt thanh của củ cải trắng và thịt nạc xay.

Nguyên liệu

  • Củ cải trắng: Gọt vỏ, rửa sạch rồi thái lát mỏng hoặc khoanh tròn
  • Thịt nạc xay
  • Hành khô, hành lá, rau mùi: Rửa sạch, thái nhỏ
  • Gia vị: muối, tiêu, hạt nêm

Cách chế biến

  • Ướp thịt xay với gia vị trong vòng 30 phút
  • Phi thơm hành khô rồi cho thịt xay vào xào đều
  • Sau khi thịt chín, cho thêm 2 bát con nước và 1 thìa muối rồi đun sôi
  • Tiếp đó, cho thêm củ cải vào nồi rồi đun cho đến khi củ cải mềm.
  • Bạn nêm nếm gia vị, cho thêm hành lá và rau mùi vào nồi.rồi tắt bếp.

4. Một số lưu ý khi sử dụng củ cải

Với những lợi ích trên, bạn nên bổ sung củ cải vào chế độ ăn của mình. Nhưng bạn cũng cần lưu ý một số nội dung sau để việc tiêu thụ củ cải đạt hiệu quả tốt  nhất.

4.1. Ăn với lượng vừa phải

Mặc dù củ cải mang lại rất nhiều lợi ích nhưng vẫn tồn tại một số nguy cơ khi ăn quá nhiều. Cụ thể là khi ăn quá nhiều củ cải có thể dẫn đến triệu chứng đầy hơi, đau bụng thậm chí là tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.

Vì vậy, bạn nên ăn củ cải với lượng vừa phải. Theo các chuyên gia khuyến nghị, bạn chỉ nên ăn khoảng 120g củ cải/ngày.

4.2. Những thực phẩm kỵ với củ cải

Những thực phẩm kỵ với củ cải
Những thực phẩm kỵ với củ cải

Khi ăn củ cải, bạn nên tránh kết hợp với một số loại thực phẩm sau:

  • Nhân sâm: Khi kết hợp với củ cải thì tác dụng của hai loại thực phẩm này sẽ triệt tiêu nhau do nhân sâm có đặc tính bổ khí còn củ cải có tính hàn, hạ khí.
  • Mộc nhĩ: Kết hợp hai loại thực phẩm này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh về da, nguy hiểm hơn là cơ thể bị mất nước trầm trọng, tổn thương lá lách.
  • Lê, táo, nho: Khi kết hợp củ cải với các loại quả này sẽ dẫn đến tình trạng bướu cổ, suy giáp nặng do trong củ cải có acid cyanogen sẽ phản ứng với cetan đồng trong các loại trái cây này.
  • Cà rốt: Do trong cà rốt chứa một lượng chất phân giải enzim có thể làm vô hiệu hóa tác dụng của vitamin C có trong củ cải, do đó bạn không nên kết hợp củ cải với cà rốt.

4.3. Chọn củ cải tươi

Nên chọn mua những củ cải có dáng thẳng, thuôn dài từ từ về phía đuôi, cầm lên thấy chắc tay, vỏ có độ giòn nhất định. Ngoài ra nên chọn những củ cải còn nguyên cuống lá, lá xanh tươi, bám chắc vào thân củ và đặc biệt là xung quanh củ vẫn giữ được tua rễ.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi “tiểu đường có ăn được củ cải không?” cũng như lợi ích của củ cải với sức khỏe người tiểu đường. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn trong việc chăm sóc người bệnh tiểu đường nhé!

OMIKAMI – Sữa hạt dinh dưỡng cho người tiểu đường

Thách thức lớn nhất với người tiền tiểu đường, tiểu đường và tiểu đường thai kỳ là cần áp dụng chế độ ăn uống nghiêm ngặt để duy trì mức đường huyết ổn định. Tuy nhiên, trong quá trình đó, họ luôn phải đối mặt với cảm giác thèm ăn, thèm cơm, thèm đồ ngọt,…

Một trợ giúp quan trọng là người bệnh có thể bổ sung thêm sữa hạt dinh dưỡng vào chế độ ăn hàng ngày. Ngoài vitamin và khoáng chất, sữa hạt còn cung cấp nguồn protein từ thực vật giúp bồi bổ cơ thể và giảm cảm giác thèm ăn một cách hiệu quả.

Đặc biệt, sữa hạt Omikami dành riêng cho người tiểu đường, tiểu đường thai kỳ và tiền tiểu đường còn chứa hai thành phần quan trọng là dây thìa canh và hợp chất Crominex 3+ được chiết xuất từ quả me rừng. Những thành phần này có tác dụng hiệp đồng giúp:

  • Hỗ trợ kiểm soát đường huyết ổn định
  • Không làm tăng đường huyết sau ăn
  • Hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

 

Sữa hạt dinh dưỡng Omikami cho người tiểu đường
Sữa hạt dinh dưỡng Omikami cho người tiểu đường

Từ những lợi ích trên, việc sử dụng sữa hạt tiểu đường Omikami là sự lựa chọn thông minh và hữu ích cho sức khỏe của người tiểu đường.

Xem thêm bài viết: Vì sao người tiểu đường nên dùng sữa hạt tiểu đường

Vui lòng liên hệ ngay với số Hotline 0931110148 để được tư vấn và đặt hàng sản phẩm sữa hạt tiểu đường Omikami ngay hôm nay. 

Sữa hạt Omikami

Sữa Hạt Tiểu Đường Và Tiền Tiểu Đường Omikami

Cung cấp năng lượng cho người tiểu đường. Bổ sung 28 vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Ổn định đường huyết, hạn chế tối đa biến chứng tiểu đường. Cung cấp dinh dưỡng cho người ăn chay và ăn kiêng ️🎉 Tặng kèm 1 túi hạt macca và 1 cốc thủy tinh

900.000 đ7.200.000 đ

Xem thêm

Granola Omikami siêu hạt

Granola Omikami Siêu Hạt Hộp 500g

100% thành phần tự nhiên. Hương vị thơm ngon cuốn hút người ăn. Là nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời cho cơ thể.

160.000 đ660.000 đ

Xem thêm

Combo 4 hộp tổng hợp

Combo 4 Hộp Tổng Hợp Omikami 500g

100% nguyên liệu từ thiên nhiên Cung cấp dưỡng chất đa dạng Thơm ngon, khó cưỡng

655.000 đ Giảm 17%

Xem thêm

5/5 - (1 bình chọn)
Chia sẻ ngay, nếu bạn thấy hữu ích:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận