Chỉ số đường huyết khẳng định bạn đã mắc tiểu đường.

20 lượt xem

Chỉ số đường huyết (hay chỉ số GI) là một trong những thước đo để đánh giá tình hình sức khỏe người bệnh và ngăn chặn biến chứng của bệnh tiểu đường. Chỉ số GI là gì? Chỉ số đường huyết an toàn là bao nhiêu? Cùng tìm hiểu kỹ hơn về chỉ số này qua bài viết ngay sau đây bạn nhé!

Tìm hiểu về chỉ số đường huyết - Chỉ số GI (glycemic index)
Tìm hiểu về chỉ số đường huyết – Chỉ số GI

1. Chỉ số đường huyết là gì?

Chỉ số đường huyết viết tắt là GI (Glycemic Index) xác định nồng độ glucose trong máu tại thời điểm khảo sát, có đơn vị mmol/l hoặc mg/dl.

Chỉ số này giúp xác định nồng độ glucose trong máu từ đó kết luận bạn đang ở tính trạng bình thường, tiền tiểu đường hay đã mắc tiểu đường.

Chỉ số GI xác định nồng độ glucose trong máu tại thời điểm khảo sát
Chỉ số GI xác định nồng độ glucose trong máu tại thời điểm khảo sát

2. Cách đọc kết quả chỉ số đường huyết

Hiện nay, có 4 xét nghiệm phổ thông thường được chỉ định để theo dõi chỉ số này, bao gồm:

  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói: kiểm tra lượng đường trong máu sau khi bạn nhịn ăn ít nhất 8 giờ.
  • Xét nghiệm đường huyết bất kỳ: kiểm tra lượng đường trong máu tại thời điểm bất kỳ trong ngày
  • Xét nghiệm đường dung nạp glucose: kiểm tra lượng đường trong máu trước ăn và 1h, 2h sau khi bạn được uống 75g glucose.
  • Xét nghiệm HbA1c

Vậy, chỉ số GI bao nhiêu là tốt?

2.1. Bảng chỉ số đường huyết chuẩn

Bảng chỉ số đường huyết chuẩn sẽ được xây dựng dựa trên 4 xét nghiệm đường huyết nêu trên. Bảng chỉ số đường huyết chuẩn bạn có thể tham khảo sau đây:

HbA1c Đường huyết lúc đói Đường huyết bất kỳ Dung nạp glucose
mg/dL  mmol/L mg/dL  mmol/L mg/dL  mmol/L
Bình thường <5.7 < 100 <5.6 <140 <7.8 <140 <7.8
Tiền tiểu đường 5.7-6.4 100-125 5.6-6.9 140-199 7.8-11 140-199 7.8-11
Tiểu đường ≥6.5 ≥126 ≥7 ≥200 ≥11.1 ≥200 ≥11.1

2.2 Chỉ số đường huyết thấp

Chỉ số đường huyết thấp là tình trạng lượng glucose trong máu thấp hơn mức bình thường, hay còn đường gọi là hạ đường huyết.

Nguyên nhân của chỉ số GI thấp có thể do:

  • Dùng quá nhiều thuốc điều trị bệnh tiểu đường: Insulin, sulfonylurea, metformin
  • Xảy ra tương tác khi phối hợp thuốc.
  • Bỏ bữa, nhịn ăn, ăn thiếu chất
  • Tập thể dục quá sức
  • Uống rượu bia, chất kích thích
  • Một số bệnh lý khác: Suy gan, suy thận, cường giáp, bệnh nội tiết khác
Nguyên nhân của chỉ số đường huyết thấp
Nguyên nhân của chỉ số GI thấp

Biểu hiện của triệu chứng hạ đường huyết thấp bạn có thể gặp: run rẩy, chóng mặt, đổ mồ hôi, mệt mỏi, tim đập nhanh, khó tập trung. Nặng hơn có thể gây co giật hay mất ý thức.

Không phải tất cả mọi người có chỉ số GI thấp đều biểu hiện thành triệu trứng. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ đường huyết thấp, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra. Tại thời điểm đó, bạn có thể bổ sung một chút đường để cải thiện tình trạng hạ đường huyết đột ngột của mình.

2.3 Chỉ số đường huyết cao

Thông thường, chúng ta chỉ hay để ý tới tính trạng hạ đường huyết. Nhưng đối lập là chỉ số đường huyết tăng cao thì lại ít được để ý tới. Để biết bạn nên làm gì khi chỉ số GI cao, chúng ta cần phải nắm được nguyên nhân và những triệu chứng của nó.

Chỉ số GI cao gây ra do một số nguyên nhân:

  • Thừa cân, béo phì
  • Chế độ ăn nhiều calo, thịt đỏ, thức ăn chiên rán, nước ngọt
  • Ít hoạt động thể chất
  • Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài
  • Một số yếu tố nguy cơ khác như bệnh mãn tính, thuốc men cũng gây ra chỉ số GI tăng cao.

Biểu hiện của chỉ số GI tăng cao có thể gặp như:

  • Uống nước nhiều, đi tiểu nhiều: Do lượng đường trong máu cao, thận phải làm việc nhiều hơn gây ra tiểu nhiều và sau đó lại cần lượng nước bù lại nên xuất hiện tình trạng khát nước, uống nước liên tục.
  • Mệt mỏi, sụt cân không giải thích được: Glucose không đi vào tế bào và tạo ra năng lượng gây ra tình trạng mệt mỏi và sụt cân.
  • Nhìn mờ: Do tổn thương các mạch máu nhỏ ở mắt.
  • Nhiễm trùng da, nấm men: Lượng đường cao trong máu làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
  • Ngoài ra, các triệu chứng ít gặp hơn bạn có thể gặp như: khô miệng, ngứa da, tê bì chân tay, yếu cơ,…
Chỉ số đường huyết tăng cao có thể gây nhìn mờ
Chỉ số GI tăng cao có thể gây nhìn mờ

Nếu nghi ngờ chỉ số đường huyết tăng cao, bạn nên kiểm tra đường huyết bằng test nhanh tại nhà. Nếu chỉ số vượt quá mức quy định, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có xử lý kịp thời.

3. Cách duy trì chỉ số đường huyết an toàn ở người tiểu đường

Duy trì chỉ số đường huyết an toàn ở người mắc tiểu đường không khó. Tuy nhiên,  bạn cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định cũng như kiên trì thực hiện các hướng dẫn thay đổi chế độ dinh dưỡng, tập luyện.

Đối với bệnh nhân tiểu đường type 1, cần:

  • Tiêm insulin đúng loại, đúng liều, đúng thời gian
  • Kết hợp chế độ dinh dưỡng lành mạnh
  • Tập thể dục đều đặn, chọn những bài tập phù hợp với người tiểu đường
  • Tái khám định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh và phát triển của biến chứng
Tiêm insulin theo chỉ dẫn của bác sĩ để duy trì chỉ số đường huyết an toàn
Tiêm insulin theo chỉ dẫn của bác sĩ để duy trì chỉ số GI an toàn

Đối với bệnh nhân tiểu đường type 2, cần:

  • Sử dụng thuốc đúng liều, đúng chỉ định của chuyên gia Y tế
  • Không tự ý ngưng thuốc, đổi thuốc hay tăng liều mà chưa được sự đồng ý của bác sĩ
  • Ăn nhiều rau xanh, các loại hạt, thịt trắng, hoa quả có chỉ số GI thấp
  • Ăn vừa đủ các thực phẩm chứa nhiều tinh bột, thịt đỏ
  • Đái tháo đường tuýp 2 cần hạn chế tuyệt đối đồ ngọt, bánh kẹo, nước uống có ga
  • Ngoài ra, rượu bia, chất kích thích cũng không được khuyến khích.
  • Xây dựng chế độ tập luyện phù hợp, chọn những bài tập phù hợp với người tiểu đường
  • Theo dõi chỉ số đường huyết hàng ngày tại nhà
  • Tái khám định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh tiểu đường của mình

Thêm vào đó, việc kết hợp nguyên tắc 5K là cách giúp điều trị và phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường tốt nhất.

>>> Xem thêm: Liệu pháp 5K giúp điều trị và phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường

Liệu pháp 5k giúp điều trị và phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường 
Liệu pháp 5k giúp điều trị và phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường

Hy vọng bài viết trên đây cung cấp thông tin giá trị cho bạn đọc về chỉ số đường huyết. Bạn đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Omikami để đón đọc những thông tin về sức khỏe khác.

OMIKAMI – Sữa hạt dinh dưỡng cho người tiểu đường

Thách thức lớn nhất với người tiền tiểu đường, tiểu đường và tiểu đường thai kỳ là cần áp dụng chế độ ăn uống nghiêm ngặt để duy trì mức đường huyết ổn định. Tuy nhiên, trong quá trình đó, họ luôn phải đối mặt với cảm giác thèm ăn, thèm cơm, thèm đồ ngọt,…

Một trợ giúp quan trọng là người bệnh có thể bổ sung thêm sữa hạt dinh dưỡng vào chế độ ăn hàng ngày. Ngoài vitamin và khoáng chất, sữa hạt còn cung cấp nguồn protein từ thực vật giúp bồi bổ cơ thể và giảm cảm giác thèm ăn một cách hiệu quả.

Đặc biệt, sữa hạt Omikami dành riêng cho người tiểu đường, tiểu đường thai kỳ và tiền tiểu đường còn chứa hai thành phần quan trọng là dây thìa canh và hợp chất Crominex 3+ được chiết xuất từ quả me rừng. Những thành phần này có tác dụng hiệp đồng giúp:

  • Hỗ trợ kiểm soát đường huyết ổn định
  • Không làm tăng đường huyết sau ăn
  • Hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

 

Sữa hạt dinh dưỡng Omikami cho người tiểu đường
Sữa hạt dinh dưỡng Omikami cho người tiểu đường

Từ những lợi ích trên, việc sử dụng sữa hạt tiểu đường Omikami là sự lựa chọn thông minh và hữu ích cho sức khỏe của người tiểu đường.

Xem thêm bài viết: Vì sao người tiểu đường nên dùng sữa hạt tiểu đường

Vui lòng liên hệ ngay với số Hotline 0931110148 để được tư vấn và đặt hàng sản phẩm sữa hạt tiểu đường Omikami ngay hôm nay. 

Sữa hạt Omikami

Sữa Hạt Tiểu Đường Và Tiền Tiểu Đường Omikami

Cung cấp năng lượng cho người tiểu đường. Bổ sung 28 vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Ổn định đường huyết, hạn chế tối đa biến chứng tiểu đường. Cung cấp dinh dưỡng cho người ăn chay và ăn kiêng ️🎉 Tặng kèm 1 túi hạt macca và 1 cốc thủy tinh

900.000 đ7.200.000 đ

Xem thêm

5/5 - (1 bình chọn)
Chia sẻ ngay, nếu bạn thấy hữu ích:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận