Biến chứng của bệnh tiểu đường là gì? Có nguy hiểm không?

40 lượt xem

Biến chứng của bệnh tiểu đường rất nguy hiểm khiến bệnh lý này trở thành nguyên nhân phổ biến gây mù lòa, suy thận và hoại tử chi. Ngoài ra, những biến chứng trên tim mạch và thần kinh của bệnh tiểu đường có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Cùng Omikami tìm hiểu về các biến chứng của bệnh tiểu đường nhé!

Biến chứng của bệnh tiểu đường
Biến chứng của bệnh tiểu đường

1. Biến chứng của bệnh tiểu đường

Theo thời gian, việc có quá nhiều glucose (đường) trong máu có thể làm tổn thương một số cơ quan. Chúng thường được gọi là “biến chứng” của bệnh tiểu đường. Những biến chứng này có thể diễn ra từ từ và khó nhận biết. Một số biến chứng phổ biến nhất của bệnh tiêu đường như:

1.1. Biến chứng tiểu đường ở da

Trên thực tế, các vấn đề về da đôi khi là dấu hiệu đầu tiên cho thấy một người mắc bệnh tiểu đường. Một số tình trạng có thể trở nên nghiêm trọng nhưng một số khác có thể chỉ đơn giản là vấn đề thẩm mỹ. Chúng bao gồm:

  • Bệnh gai đen: Đây là tình trạng xuất hiện các vùng da rám nắng hoặc nâu nổi lên ở hai bên cổ, nách và háng. Đôi khi chúng cũng xảy ra ở bàn tay, khuỷu tay và đầu gối. Dấu gai đen dễ xuất hiện hơn ở những người thừa cân, béo phì.
  • Vết đồi mồi: Bệnh tiểu đường có thể làm tổn thương các mạch máu nhỏ dẫn đến xuất hiện các mảng da màu nâu nhạt. Những mảng này có thể có hình bầu dục hoặc hình tròn gần giống với các đốm đồi mồi. Tuy nhiên, tình trạng này thường là vô hại, không gây đau hay ngứa rát.
  • Dị ứng: Phản ứng dị ứng có thể xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc, chẳng hạn như insulin hoặc các thuốc kiểm soát đường huyết khác. Đôi khi chúng có kích thước lớn nhưng không đau và không có vết đỏ xung quanh. Tuy nhiên, mụn nước này không quá nguy hiểm, chúng có thể tự lành và không để lại sẹo.
  • Nổi mụn: Mụn nước do tiểu đường có thể xuất hiện ở mặt sau của ngón tay, bàn tay, ngón chân, bàn chân và đôi khi ở cẳng chân hoặc cẳng tay. Đôi khi mụn nước vỡ ra có thể hình thành các vết loét.
Dấu gai đen ở người tiểu đường
Dấu gai đen ở người tiểu đường

1.2. Biến chứng thần kinh

Lượng đường trong máu cao có thể ảnh hưởng đến chức năng và khiến cho các dây thần kinh khắp cơ thể bị tổn thương. Đặc biệt, những người kiểm soát đường huyết kém và mắc bệnh tiểu đường trong thời gian dài có nguy cơ bị tổn thương thần kinh cao nhất.

Khoảng 60-70% người mắc bệnh tiểu đường trong nhiều năm xuất hiện tình trạng tổn thương dây thần kinh. Tỷ lệ này cao hơn ở những người hút thuốc lá. Tuy nhiên, không phải ai cũng có triệu chứng rõ ràng.

Các loại biến chứng thần kinh tiểu đường bao gồm:

  • Bệnh lý thần kinh ngoại biên: Ảnh hưởng đến độ nhạy cảm của bàn chân, cẳng chân, bàn tay và cánh tay của người bệnh. Các triệu chứng bao gồm đau, ngứa ran, nóng rát, tê và mất cảm giác, yếu cơ, loét da,… Đa phần người bệnh gặp tình trạng mất cảm giác ở chân. Điều này khiến họ có thể bị thương mà không hề hay biết. Khi đó, các vết loét có thể lan rộng, nhiễm trùng và đôi khi dẫn đến hoại tử phải cắt cụt chi.
  • Bệnh lý thần kinh tự quản: Ảnh hưởng đến đường tiết niệu, hệ tiêu hóa, cơ quan sinh dục, tuyến mồ hôi, mắt và tim. Các triệu chứng của bệnh thần kinh tự quản bao gồm mất kiểm soát bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu, rối loạn tiêu hóa, rối loạn cương dương, rối loạn bài tiết mồ hôi, chóng mặt khi đứng dậy đột ngột,…

1.3. Biến chứng thận

Bệnh tiểu đường là nguyên nhân phổ biến gây suy thận và bệnh nhân phải thực hiện lọc máu hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

Mức đường huyết cao có thể làm tổn thương cầu thận và các mạch máu tại thận. Ngoài ra, tình trạng huyết áp cao ở người bệnh tiểu đường cũng có thể gây áp ứng lên thận. Điều này khiến thận bị tổn thương, hoạt động quá mức và bị suy giảm chức năng. Khi thận bị tổn thương, các protein có thể xuất hiện nhiều hơn trong nước tiểu.

Biến chứng thận ở người bệnh tiểu đường có thể làm xuất hiện các triệu chứng như: sưng mắt cá chân, bàn chân và bàn tay; xuất hiện máu trong nước tiểu; mệt mỏi; khó thở,…

 Biến chứng thận tiểu đường
Biến chứng thận tiểu đường

1.4. Biến chứng mắt

Biến chứng mắt phổ biến nhất là bệnh võng mạc tiểu đường. Đường huyết cao có thể gây tổn thương các mạch máu ở phần nhạy cảm với ánh sáng của võng mạc (phần sau của mắt).

Võng mạc đóng vai trò quan trọng trong thị giác, nó ghi lại những hình ảnh mà mắt thu được và chuyển chúng thành tín hiệu điện gửi đến não. Sau đó, não sẽ diễn giải các tín hiệu điện để bạn hiểu những gì bạn đang nhìn thấy.

Bệnh tiểu đường là nguyên nhân chính gây ra bệnh võng mạc. Hơn 80% những người mắc bệnh tiểu đường từ 20 năm trở lên sẽ phát triển bệnh võng mạc tiểu đường. Các tổn thương tại võng mạc có thể xảy ra một cách thầm lặng và cuối cùng có thể gây ra suy giảm thị lực, thậm chí là mù lòa.

1.5. Biến chứng tim mạch

Các chuyên gia cho biết, những người  mắc bệnh tiểu đường có nhiều khả năng bị xơ vữa động mạch, bệnh tim, tuần hoàn kém và đột quỵ hơn những người không mắc bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, người mắc tiểu đường cũng có một số yếu tố nguy cơ góp phần hình thành mảng xơ vữa và các biến chứng tim mạch. Chúng bao gồm huyết áp cao, thừa cân và lượng đường huyết (đường) cao và rối loạn lipid máu.

Bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim là những biến chứng đáng chú ý nhất ảnh hưởng đến người mắc bệnh tiểu đường. Bệnh mạch vành xảy ra khi mạch vành bị vôi hóa gây hẹp hoặc tắc nghẽn. Dấu hiệu điển hình của tình trạng này là cơn đau âm ỉ ở ngực (đau thắt ngực), tức ngực,… khi cơ tim không được nhận đủ máu.

Đối với người mắc tiểu đường loại 1, suy tim là một trong những biến chứng tim mạch chính. Bệnh nhân có thể cảm thấy khó thở khi gắng sức (leo cầu thang), bị khó thở vào ban đêm, rối loạn nhịp tim, phù chi dưới, tiểu nhiều về đêm,…

1.6. Biến chứng bàn chân

Biến chứng bàn chân trong bệnh tiểu đường chủ yếu là do bệnh lý thần kinh, tuần hoàn kém hoặc cả hai. Tổn thương dây thần kinh và mạch máu có thể dẫn đến tình trạng mất cảm giác ở bàn chân.

Mất cảm giác do bệnh lý thần kinh đặc biệt nguy hiểm vì bệnh nhân có thể không nhận biết được các vết cắt, vết phồng rộp và vết bầm tím. Mất cảm giác có thể làm thay đổi cách người bệnh đi lại hoặc có thể làm hỏng xương và khớp. Sự chậm trễ trong điều trị có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng.

Tuần hoàn máu kém có nghĩa là có ít oxy và ít tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng đến vết thương hơn. Điều đó cũng có nghĩa là các phương pháp điều trị bằng kháng sinh di chuyển qua đường máu sẽ không hiệu quả vì chúng không thể đến được mô ở nồng độ thích hợp.

Biến chứng bàn chân đái tháo đường
Biến chứng bàn chân đái tháo đường

1.7. Biến chứng xương khớp

Gãy xương và viêm xương khớp (OA) được cho là xảy ra thường xuyên hơn ở người bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường loại 1 được đặc trưng bởi mật độ khoáng xương thấp hơn và nguy cơ gãy xương hông ước tính tăng gấp 7 lần. Ở bệnh tiểu đường loại 2, mặc dù mật độ xương trung bình hoặc cao hơn nhưng nguy cơ gãy xương hông tăng khoảng 70% và nguy cơ gãy xương ngoài cột sống khoảng 20%.

Ngoài ra, người lớn tuổi mắc bệnh tiểu đường loại 2 thường xuyên bị té ngã hơn và đây có thể là yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ gãy xương. Các liệu pháp điều trị bệnh tiểu đường cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp của người bệnh. Đặc biệt, nhóm thuốc thiazolidinediones có liên quan đến việc tăng nguy cơ gãy xương ở phụ nữ.

1.8. Biến chứng gan

Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Các nhà nghiên cứu cho biết, trong bệnh tiểu đường các chất béo có xu hướng tích tụ trong gan ngay cả khi bạn uống ít hoặc không uống rượu. Thực tế, ít nhất một nửa số người mắc bệnh tiểu đường loại 2 mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

Bên cạnh tình trạng đường huyết cao, biến chứng gan trong bệnh tiểu đường được cho là liên quan đến một số yếu tố nguy cơ khác như cholesterol cao và huyết áp cao. Bệnh gan nhiễm mỡ thường diễn tiến khá âm thầm và không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị nó có thể tiến triển thành xơ gan và làm tăng nguy cơ ung thư gan.

1.9. Biến chứng răng

Nếu lượng đường trong máu cao thì trong nước bọt của bệnh nhân cũng cao. Khi đó, vi khuẩn ở mảng bám trong khoang miệng có thể sử dụng lượng đường này làm thức ăn. Kết quả gây sâu răng và các bệnh liên quan đến nướu.

Các triệu chứng phổ biến bao gồm: khô miệng; nướu bị viêm, sưng tấy và chảy máu nhiều hơn; nhiễm trùng trong khoang miệng; sâu răng. Việc điều trị tình trạng sâu răng, viêm nướu đối với người bệnh tiểu đường có thể cần nhiều thời gian hơn.

Biến chứng răng ở người tiểu đường
Biến chứng răng ở người tiểu đường

1.10. Biến chứng phổi

Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và bệnh phổi vẫn chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên, các triệu chứng hô hấp thường được quan sát thấy ở những người mắc bệnh tiểu đường hơn ở những người cùng tuổi không mắc bệnh tiểu đường. Điều này được các nhà nghiên cứu giải thích là do:

  • Lượng đường huyết cao có thể đi kèm với tình trạng viêm nhiễm dẫn đến viêm phổi.
  • Những người mắc bệnh tiểu đường bị căng thẳng oxy hóa gia tăng, có thể gây ra các rối loạn phức tạp ảnh hưởng đến mô phổi.
  • Lượng đường trong máu cao thúc đẩy sự phát triển và tăng sinh của các tế bào ung thư trong phổi.
  • Bệnh tiểu đường lâu dài có thể làm hỏng các mạch máu trong cơ thể bao gồm cả các mao mạch phổi.

Từ các yếu tố trên, người bệnh tiểu đường có xu hướng phát triển các tình trạng như: hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, xơ phổi, khó thở, ung thư phổi,…

2. Cách phòng ngừa biến chứng tiểu đường

Biến chứng bệnh tiểu đường có thể diễn tiến âm thầm nhưng lại có thể trở nên nguy hiểm và khó điều trị. Vì thế, người bệnh cần chú trọng đến việc ngăn ngừa các biến chứng hoặc làm chậm sự tiến triển của chúng.

2.1. Thực hiện thăm khám định kỳ

Việc thăm khám định kỳ tại bác sĩ chuyên khoa tiểu đường là quan trọng để theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn. Bác sĩ có thể xác định sự biến đổi trong chỉ số đường huyết và thay đổi kế hoạch điều trị nếu cần. Điều này giúp ngăn chặn sự phát triển của biến chứng tiểu đường từ các vấn đề nhỏ trở nên nghiêm trọng hơn.

2.2. Rèn luyện thể chất

Hoạt động thể chất đều đặn giúp cải thiện quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể và tăng cường sức kháng. Người bệnh có thể tham gia vào các hoạt động như đi bộ, tập yoga, bơi lội hoặc thậm chí là một lớp thể dục để duy trì trạng thái sức khỏe tốt.

2.3. Theo dõi đường huyết thường xuyên

Theo dõi đường huyết là bước quan trọng để phòng ngừa biến chứng tiểu đường. Sử dụng thiết bị đo đường huyết và theo dõi mức đường huyết của bạn theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều này giúp bạn nhận biết sớm các biến đổi và điều chỉnh chế độ điều trị nếu cần thiết.

2.2. Chế độ ăn uống lành mạnh

Người tiểu đường nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
Người tiểu đường nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

Một phần quan trọng của việc kiểm soát tiểu đường và ngăn ngừa biến chứng là duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh. Hãy hạn chế đường và thức ăn có chỉ số đường huyết cao, ưa chuộng thức ăn giàu chất xơ, rau xanh và trái cây. Điều này giúp kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng.

Việc bổ sung các thực phẩm chức năng lành mạnh như sữa hạt tiểu đường Omikami có tác dụng kiểm soát mức đường huyết, cung cấp năng lượng và dưỡng chất tốt cho cơ thể. Sữa hạt Omikami được làm từ các loại hạt như hạt điều, macca, hạnh nhân,… cùng 28 vitamin và dưỡng chất thiết yếu. Bạn có thể sử dụng làm bữa phụ giúp người tiểu đường khoẻ mạnh và tràn đầy năng lượng.

Với những biện pháp trên, người bệnh có thể tăng khả năng phòng ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường và duy trì một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc.

Trên đây là tổng hợp những biến chứng của bệnh tiểu đường thường gặp nhất. Biến chứng tiểu đường thường rất có hại và gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và cuộc sống của người bị đái tháo đường. Do đó việc duy trì một chế độ sống lành mạnh sẽ giúp bạn hạn chế những biến chứng và có một sức khoẻ tốt hơn.

Sữa hạt Omikami

Sữa Hạt Tiểu Đường Và Tiền Tiểu Đường Omikami

Cung cấp năng lượng cho người tiểu đường. Bổ sung 28 vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Ổn định đường huyết, hạn chế tối đa biến chứng tiểu đường. Cung cấp dinh dưỡng cho người ăn chay và ăn kiêng ️🎉 Tặng kèm 1 túi hạt macca và 1 cốc thủy tinh

900.000 đ7.200.000 đ

Xem thêm

Granola Omikami siêu hạt

Granola Omikami Siêu Hạt Hộp 500g

100% thành phần tự nhiên. Hương vị thơm ngon cuốn hút người ăn. Là nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời cho cơ thể.

160.000 đ660.000 đ

Xem thêm

Hộp macca Omikami 500g

Hạt Macca Đắk Lắk Omikami Hộp 500g

100% Macca Đắk Lắk Giàu vitamin, chất khoáng và omega 3 Đặc biệt tốt cho bà bầu và trẻ em

145.000 đ600.000 đ

Xem thêm

Combo 4 hộp tổng hợp

Combo 4 Hộp Tổng Hợp Omikami 500g

100% nguyên liệu từ thiên nhiên Cung cấp dưỡng chất đa dạng Thơm ngon, khó cưỡng

655.000 đ Giảm 17%

Xem thêm

Đánh giá
Chia sẻ ngay, nếu bạn thấy hữu ích:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận