Góc khám phá: Người bị tiểu đường có ăn bưởi được không?

98 lượt xem

Bưởi là loại trái cây nhiệt đới có rất nhiều công dụng. Tiểu đường có ăn bưởi được không? Cùng tìm hiểu kỹ hơn để có thể trả lời câu hỏi này với bài viết dưới đây nhé!

Người bị tiểu đường ăn bưởi được không?
Người bị tiểu đường ăn bưởi được không?

1. Người bị tiểu đường có ăn bưởi được không?

Nắm vững thông tin về thành phần dinh dưỡng của bưởi sẽ giúp bạn cân nhắc cho bưởi vào chế độ ăn một cách hợp lý cũng như trả lời câu hỏi người bị tiểu đường có ăn bưởi được không. Hãy cùng tìm hiểu về thông tin dinh dưỡng của bưởi ngay sau đây.

 Bưởi là quả gì?

Bưởi là một trong những loại trái cây nhiệt đới rất tốt cho sức khỏe có nguồn gốc từ Ấn Độ, Malaysia. Hiện nay, bưởi đã được được trồng ở nhiều nước khu vực châu Á.

Ở nước ta, Bưởi cũng được trồng ở nhiều vùng nhưng nổi tiếng là Bưởi Đoan Hùng (Vĩnh Phú); Bưởi Vinh (Hà Tĩnh); Bưởi Phúc Trạch Hương Khê (Hà Tĩnh).

Giá trị dinh dưỡng có trong bưởi

Theo cuốn danh mục Cây thuốc Việt nam, hàm lượng dinh dưỡng có trong một quả bưởi chín trung bình có: nước 89%, glucid 9%, protein 0,6%, lipid 0,1% và các khoáng chất Ca 20mg%, P 20mg%, K 190mg%, Mg 12mg%, S 7mg% và Na, Cl, Fe, Cu, Mn… Có các vitamin (tính theo mg%) Vitamin C 40mg%, các loại Vitamin nhóm B, PP khác.

Người bị tiểu đường có ăn bưởi được không?

Với thông tin dinh dưỡng như vậy thì người tiểu đường ăn bưởi được không? Người tiểu đường CÓ thể ăn bưởi. Hàm lượng GI và calo trong bưởi thuộc mức thấp. Vì thế nó hoàn toàn phù hợp với bệnh nhân tiểu đường.

Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ ăn bưởi được không?

Nhiều chị em mang bầu thắc mắc: tiểu đường thai kỳ có ăn bưởi được không? Câu trả lời là CÓ. Những thành phần như vitamin C, vitamin nhóm B1, sắt, calcium, chất xơ,… trong bưởi đều có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu.

Không có bất kỳ chống chỉ định nào của bưởi cho phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, thai phụ vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thêm bưởi vào thực đơn dinh dưỡng của mình.

Ăn bưởi tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Ăn bưởi tốt cho bệnh nhân tiểu đường

2. Công dụng bưởi mang lại cho người tiểu đường

Bưởi không những an toàn cho bệnh nhân tiểu đường mà còn mang lại lợi ích vô cùng tuyệt vời khác như:

Tăng cường miễn dịch

Việc ăn bưởi thường xuyên có thể tăng cường hệ thống miễn dịch đáng kể. Hàm lượng Vitamin C cao trong bưởi có khả năng chống oxy hóa mạnh, giúp trung hòa các gốc tự do trong cơ thể và tăng các phản ứng miễn dịch sinh học của cơ thể.

Ngoài ra, Các vitamin và khoáng chất khác trong bưởi cũng là một yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy hoạt động của hệ thống miễn dịch. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ là lớp phòng vệ tốt nhất của cơ thể khỏi bệnh tật.

Ngăn ngừa kháng insulin

Nghiên cứu chỉ ra rằng, tình trạng dư thừa đường trong máu quá lâu sẽ dẫn tới kháng insulin. Do cơ thể không còn phản ứng đúng với insulin nữa. Chỉ số đường huyết thấp của bưởi sẽ không làm xảy ra tình trạng tăng đường huyết đột ngột và dư thừa đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường. Từ đó làm giảm nguy cơ kháng insulin.

Ngăn ngừa biến chứng tiểu đường

Một điểm cộng nữa cho hàm lượng Vitamin C cao trong bưởi là khả năng tăng cường bền vững thành mạch, hạn chế biến chứng cao huyết áp. Thêm vào đó chất xơ trong bưởi còn làm giảm nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Chẳng hạn như: xơ vữa mạch máu và các bệnh mạch vành.

Kiểm soát cân nặng

Trên 80% bệnh nhân tiểu đường đang gặp các vấn đề về thừa cân, béo phì. Với 89% thành phần là nước, bưởi được coi là một loại thực phẩm hữu ích trong việc giảm cân. Chất xơ trong bưởi cũng giúp tạo cảm giác no lâu trong khi chỉ cung cấp một lượng calo cực nhỏ.

Cải thiện tiêu hóa

Hàm lượng chất xơ cao trong bưởi giúp cải thiện tiêu hóa rất tốt. Chất xơ không những giúp làm mềm phân, tăng cường nhu động ruột mà còn là nguồn thức ăn cho lợi khuẩn trong đường ruột. Hệ thống lợi khuẩn khỏe mạnh sẽ duy trì sức khỏe của hệ tiêu hóa và miễn dịch toàn cơ thể.

Làm sáng, đều màu da

Vitamin A và C trong bưởi có khả năng làm giảm sản xuất melanin (sắc tố tạo màu da) bằng cách ức chế enzyme tyrosinase. Từ đó làm da trắng sáng và đều màu hơn.

Hỗ trợ giảm cân

Bưởi là một loại trái cây có ít carbohydrate hơn các loại quả khác. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong 100g bưởi chỉ có khoảng 4,5g carbohydrate. Khi bạn ăn ít carbohydrate, cơ thể sẽ chuyển sang tiêu thụ nguồn chất béo dự trữ. Đây là một phương pháp giảm cân bằng chế độ ăn rất hay được các chuyên gia áp dụng.

Giảm nguy cơ sỏi thận

Theo Bác sĩ D.Strand, một phần ba số ca mắc bệnh thận giai đoạn cuối đều liên quan đến tiểu đường. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, việc duy trì uống nước bưởi mỗi ngày sẽ làm giảm nồng độ pH trong nước tiểu của họ. Qua đó làm giảm nguy cơ phát triển sỏi thận. Tuy nhiên, cần cân nhắc nếu bạn đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Vì nước bưởi ép có thể làm ảnh hưởng tới quá trình hấp thu của thuốc.

Hỗ trợ điều trị sốt rét

Theo một số nghiên cứu, bưởi có “quinine” tự nhiên. Đây là một chất có lợi trong việc điều trị bệnh sốt rét.

Ngăn ngừa ung thư

Bưởi còn được biết đến với khả năng ngừa ung thư. Bởi chúng cung cấp các vitamin và chất chống oxy hóa như vitamin C, lycopene.

Phòng loãng xương

Kali trong bưởi là một khoáng chất giúp tăng cường sự hấp thu canxi, photpho. Đây là những khoáng chất cần thiết cho xương chắc khỏe và ngăn ngừa loãng xương.

Các lợi ích của bưởi đối với bệnh nhân tiểu đường
Các lợi ích của bưởi đối với bệnh nhân tiểu đường

3. Các món ngon từ bưởi cho bệnh nhân tiểu đường

Các bộ phận của bưởi đều có thể sử dụng để chế biến các món rất ngon và đặc biệt. Ví dụ như chè bưởi, mứt bưởi, gà rán sốt bưởi,.. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường chỉ nên sử dụng bưởi trực tiếp, không qua chế biến và thêm các loại gia vị khác. Sau đây là một số món chế biến bưởi đáng để thử từ Omikami:

Nước bưởi ép

Nguyên liệu:

  • 1 quả bưởi tươi ngon
  • 200ml nước lọc
  • 1 thìa cà phê đường

Cách làm:

  • Bưởi rửa sạch, cắt bỏ phần vỏ xanh, tách lấy múi bưởi.
  • Cho múi bưởi vào máy ép trái cây, ép lấy nước.
  • Cho nước ép bưởi ra ly, thêm đường (đối với bệnh nhân tiểu đường có thể bỏ đường) và khuấy đều là có thể thưởng thức.

Sinh tố bưởi

Nguyên liệu:

  • 1 quả bưởi tươi ngon
  • 100ml sữa chua
  • 200ml đá viên
  • Đường hoặc mật ong (đối với bệnh nhân tiểu đường có thể bỏ đường)

Cách làm:

  • Bưởi rửa sạch, cắt bỏ phần vỏ xanh, tách lấy múi bưởi
  • Cho múi bưởi, sữa chua, đá viên vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn.
  • Cho sinh tố ra ly, thêm đường hoặc mật ong (tùy khẩu vị) và thưởng thức.

Gỏi bưởi tôm thịt

Nguyên liệu:

  • 1 trái bưởi: gọt vỏ, tách múi, bỏ hạt
  • 200g thịt ba chỉ: rửa sạch, luộc chín, thái miếng nhỏ.
  • 100g tôm sú: rửa sạch, luộc chín, bóc vỏ, bỏ chỉ đen.
  • 1 củ cà rốt: rửa sạch, thái sợi.
  • 1 củ dưa leo:rửa sạch, thái sợi.
  • 1 củ hành tây: rửa sạch, thái nhỏ.
  • 100g hành phi
  • Rau thơm (húng quế, rau răm, ngò rí)
  • Gia vị: nước mắm, đường, ớt, tỏi băm

Cách làm:

  • Pha nước mắm trộn gỏi: Cho 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường, 1/2 muỗng cà phê tỏi băm, 1/2 muỗng cà phê ớt băm vào chén, khuấy đều cho tan đường.
  • Trộn gỏi: Cho bưởi, cà rốt, dưa leo, hành tây, thịt ba chỉ, tôm sú, rau thơm vào một tô lớn. Rưới nước mắm trộn gỏi vào, trộn đều.
  • Cho gỏi ra đĩa, rắc hành phi lên trên và có thể thưởng thức ngay!
Món ngon từ bưởi cho bệnh nhân tiểu đường
Món ngon từ bưởi cho bệnh nhân tiểu đường

>>> Đọc thêm: Người bệnh tiểu đường có ăn được kiwi không?

4. Hướng dẫn người bệnh tiểu đường dùng bưởi đúng cách

Mặc dù là loại quả lành tính mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, việc sử dụng bưởi có thể mang đến ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe của bệnh nhân đái tháo đường. Vì thế, người mắc bệnh tiểu đường cần nắm được những nguyên tắc sau đây để sử dụng bưởi đúng cách.

Mẹo chọn bưởi tươi ngon

Để chọn được quả bưởi tươi ngon, bạn có thể tham khảo một số tips sau của Omikami.

Chọn bưởi theo mẫu mã:

  • Hình dáng và màu sắc: Quả bưởi ngon thường có hình tròn, đều đặn, không bị méo mó. Vỏ bưởi có màu vàng cam hoặc vàng sậm, căng mọng, không bị nhăn nheo.
  • Cuống bưởi: Cuống bưởi tươi sẽ có màu xanh tươi, không bị héo hoặc dập.
  • Vỏ bưởi: Búng thử vào vỏ bưởi, nếu nghe thấy tiếng “” thì là quả bưởi ngon, vỏ mỏng. Quả bưởi có vỏ dày sẽ nghe thấy tiếng “bụp bụp”.
  • Tép bưởi: Tép bưởi ngon sẽ có màu vàng mượt, không bị đắng chát.

Chọn bưởi theo từng loại bưởi:

  • Bưởi Diễn: Quả bưởi Diễn ngon thường có hình dáng tròn đều, vỏ màu vàng cam, cuống nhỏ, vỏ mỏng, có rám nắng.
  • Bưởi Năm roi: Quả bưởi Năm roi ngon thường có hình dáng gần giống quả lê, vỏ màu xanh, khi chín sẽ ngả dần sang màu vàng. Bưởi già trên vỏ sẽ có xuất hiện những nốt gai lớn và đều nhau, bưởi non thì ngược lại là ít gai và khá nhỏ.
  • Bưởi Da Xanh: Quả bưởi Da Xanh ngon thường có vỏ màu xanh sẫm, cuống nhỏ, vỏ mỏng, tép bưởi vàng mượt, cùi mỏng và ráo nước.
  • Bưởi Đào: Quả bưởi Đào ngon, ngọt có vỏ mỏng, ấn vào thấy cứng tay.
  • Bưởi Phúc Trạch: Quả bưởi Phúc Trạch ngon có vỏ bên ngoài khô ráp, màu vàng.
  • Bưởi Đoan Hùng: Bưởi Đoan Hùng ngon sẽ có vỏ ngoài héo và nhăn.

Các lưu ý khi sử dụng bưởi

Mặc dù trái bưởi khá thân thuộc với chúng ta, nhưng chắc hẳn ít người biết về những điều “cấm kỵ” sau đây của chúng:

  • Không ăn khi đang dùng thuốc: Một số các thuốc như Simvastatin, Atorvastatin (thuốc mỡ máu), Nifedipin (thuốc huyết áp), Corticosteroid (thuốc chống viêm Non Steroid), Buspirone (thuốc chống trầm cảm) có thể bị ảnh hướng chuyển hóa bởi thành phần có trong bưởi.
  • Không ăn cùng cà rốt, dưa chuột: Trong cà rốt, dưa chuột có enzym phá hủy Vitamin C có trong bưởi, làm giảm giá trị dinh dưỡng ban đầu của bưởi.
  • Không ăn cùng gan lợn: Vitamin C trong bưởi sẽ làm oxy hóa Cu,Fe, Zn trong gan lợn, làm mất dinh dưỡng của gan lợn.
  • Không ăn sau uống rượu, hút thuốc (24h): Pyranocoumarin trong bưởi làm tăng độc tính của Nicotin và Ethanol, gây ảnh hướng xấu cho sức khỏe.

Vừa rồi là tất cả những thông tin Omikami muốn chia sẻ để giúp bạn trả lời câu hỏi: Tiểu đường có ăn bưởi được không? Hy vọng bạn sẽ có thêm cho mình thật nhiều thông tin bổ ích.

OMIKAMI – Sữa hạt dinh dưỡng cho người tiểu đường

Thách thức lớn nhất với người tiền tiểu đường, tiểu đường và tiểu đường thai kỳ là cần áp dụng chế độ ăn uống nghiêm ngặt để duy trì mức đường huyết ổn định. Tuy nhiên, trong quá trình đó, họ luôn phải đối mặt với cảm giác thèm ăn, thèm cơm, thèm đồ ngọt,…

Một trợ giúp quan trọng là người bệnh có thể bổ sung thêm sữa hạt dinh dưỡng vào chế độ ăn hàng ngày. Ngoài vitamin và khoáng chất, sữa hạt còn cung cấp nguồn protein từ thực vật giúp bồi bổ cơ thể và giảm cảm giác thèm ăn một cách hiệu quả.

Đặc biệt, sữa hạt Omikami dành riêng cho người tiểu đường, tiểu đường thai kỳ và tiền tiểu đường còn chứa hai thành phần quan trọng là dây thìa canh và hợp chất Crominex 3+ được chiết xuất từ quả me rừng. Những thành phần này có tác dụng hiệp đồng giúp:

  • Hỗ trợ kiểm soát đường huyết ổn định
  • Không làm tăng đường huyết sau ăn
  • Hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

 

Sữa hạt dinh dưỡng Omikami cho người tiểu đường
Sữa hạt dinh dưỡng Omikami cho người tiểu đường

Từ những lợi ích trên, việc sử dụng sữa hạt tiểu đường Omikami là sự lựa chọn thông minh và hữu ích cho sức khỏe của người tiểu đường.

Xem thêm bài viết: Vì sao người tiểu đường nên dùng sữa hạt tiểu đường

Vui lòng liên hệ ngay với số Hotline 0931110148 để được tư vấn và đặt hàng sản phẩm sữa hạt tiểu đường Omikami ngay hôm nay. 

Sữa hạt Omikami

Sữa Hạt Tiểu Đường Và Tiền Tiểu Đường Omikami

Cung cấp năng lượng cho người tiểu đường. Bổ sung 28 vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Ổn định đường huyết, hạn chế tối đa biến chứng tiểu đường. Cung cấp dinh dưỡng cho người ăn chay và ăn kiêng ️🎉 Tặng kèm 1 túi hạt macca và 1 cốc thủy tinh

900.000 đ7.200.000 đ

Xem thêm

5/5 - (1 bình chọn)
Chia sẻ ngay, nếu bạn thấy hữu ích:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận