Tiền tiểu đường là gì? Tiền tiểu đường sau bao lâu thành tiểu đường?

37 lượt xem

Nhiều người thường chủ quan cho rằng tiền tiểu đường không phải là bệnh và không quan tâm để điều trị. Điều này liệu có đúng không? Tiền tiểu đường là gì và cách chẩn đoán, điều trị như thế nào? Mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây ngay nhé!

Tiền tiểu đường
Tiền tiểu đường

1. Tiền tiểu đường là gì?

Tiền tiểu đường hay tiền đái tháo đường là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn bình thường, tuy nhiên lại chưa đủ để chẩn đoán đái tháo đường tuýp 2. Ở người khỏe mạnh bình thường, lượng đường trong máu khi đói (nhịn ăn ít nhất 8 giờ) dao động 90 – 130 mg/dl, sau khi ăn là dưới 180 mg/dl.

Tiền tiểu đường không ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe, tuy nhiên người bị mắc tiền tiểu đường có nguy cơ cao bị đái tháo đường tuýp 2. Phát hiện ra bệnh ở giai đoạn sớm là cơ hội để bạn cải thiện sức khỏe, thay đổi lối sống để ngăn chặn tiến triển thành bệnh tiểu đường.

2. Dấu hiệu, triệu chứng tiền tiểu đường

Triệu chứng tiền tiểu đường
Triệu chứng tiền tiểu đường

Hầu hết người bệnh không có bất kỳ dấu hiệu tiền tiểu đường nào. Ở một số người có thể xuất hiện triệu chứng sau:

  • Uống nhiều nước, đi tiểu nhiều lần
  • Da sẫm màu tại một số bộ phận như cổ, nách, bẹn,…
  • Giảm thị lực, tầm nhìn mờ dần
  • Mệt mỏi, khó tập trung mà không rõ nguyên nhân.

Không có biểu hiện đặc hiệu nào nên triệu chứng tiền tiểu đường rất dễ nhầm lẫn với tình trạng bệnh lý khác. Do đó, bạn nên khám định kỳ tầm soát và phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.

>>> Xem thêm Tiêu chuẩn chẩn đoán và phân loại đái tháo đường 2024

3. Nguyên nhân gây tiền tiểu đường

Hormone insulin được tạo ra bởi tuyến tụy, đưa đường từ máu tới các tế bào để cung cấp năng lượng cho chúng làm việc. Khi mắc tiền đái tháo đường, tế bào không còn đáp ứng với insulin. Lúc này tuyến tụy phải tăng cường hoạt động để tạo ra nhiều insulin hơn.

Cuối cùng, tuyến tụy không theo kịp, dẫn đến lượng đường trong máu tăng, đây chính là tiền đề của bệnh tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2.

Một số yếu tố nguy cơ gây ra tiền tiểu đường
Một số yếu tố nguy cơ gây ra tiền tiểu đường

Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ gây ra tiền đái tháo đường như:

  • Cân nặng: Theo thống kê, những người có chỉ số BMI > 35 rất dễ mắc tiền tiểu đường
  • Lười vận động: Những người càng lười vận động có nguy cơ mắc tiền đái tháo đường càng cao.
  • Tuổi tác: Hiện nay, bệnh tiền đái tháo đường có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng nguy cơ càng cao khi bạn sau 45 tuổi.
  • Tiền sử bệnh của gia đình: Bố mẹ hoặc anh chị em của bạn bị tiểu đường thì nguy cơ bạn mắc bệnh sẽ tăng lên.
  • Đái tháo đường thai kỳ: Nếu trong thời gian mang thai bạn mắc đái tháo đường thì nguy cơ sau này bị bệnh cũng tăng lên.
  • Chủng tộc: Nghiên cứu cho thấy những người Mỹ gốc Phi, gốc Ấn Độ, gốc Tây Ban Nha có khả năng mắc bệnh cao hơn.
  • Mắc hội chứng buồng trứng đa nang: Đây là hội chứng xuất hiện ở nữ giới cũng làm tăng nguy cơ bệnh đái tháo đường.

4. Chẩn đoán tiền tiểu đường

4.1. Chỉ số đường huyết tiền tiểu đường

Chỉ số đường huyết tiền tiểu đường được đo bằng xét nghiệm đường huyết lúc đói. Kết quả được đọc như sau:

  • Dưới 100 mg/dl: Bình thường
  • Từ 100 – 125 mg/dl: Tiền tiểu đường
  • Từ 126 mg/dl trở lên: Đái tháo đường

4.2. Các phương pháp chẩn đoán

Tiền tiểu đường không có dấu hiệu cảnh báo rõ ràng, vì thế người bệnh chỉ biết mắc bệnh khi khám sức khỏe và đo lượng đường trong máu. Bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm sau đây để xác định chỉ số đường huyết tiền tiểu đường:

  • Xét nghiệm glucose lúc đói: Người bệnh được yêu cầu nhịn ăn ít nhất 8 – 10 tiếng trước khi lấy máu xét nghiệm. Nếu bạn có kết quả từ 5,6 – 6,9 mmol/L có nghĩa là bạn đang bị tiền đái tháo đường.
  • Xét nghiệm HbA1C: Đây là xét nghiệm phản ánh khả năng glucose gắn với hemoglobin trong vòng 03 tháng vừa qua. Được dùng để đánh giá người bệnh có kiểm soát tốt đường huyết không. Nếu chỉ số HbA1C dưới 5,6% là bình thường, từ 5,7%- 6,4% là tiền đái tháo đường và trên 6,5% là đái tháo đường tuýp 2.
  • Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống: Xét nghiệm này ít phổ biến hơn, thường được áp dụng trong tầm soát đái tháo đường thai kỳ. Người bệnh nhịn ăn qua đêm và được cho uống 75g đường. Sau 2 giờ, bác sĩ lấy máu và đo các chỉ số. Kết quả từ 140 – 199 mg/dL được chẩn đoán tiền tiểu đường.
Xét nghiệm xác định chỉ số đường huyết tiền tiểu đường
Xét nghiệm xác định chỉ số đường huyết tiền tiểu đường

5. Điều trị tiền tiểu đường

Tiền tiểu đường có nguy cơ tiến triển thành tiểu đường và gây ra các bệnh lý tim mạch. Để điều trị tiền đái tháo đường bao gồm phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc.

5.1. Thay đổi lối sống

Phương pháp đầu tiên được áp dụng khi phát hiện bị tiền đái tháo đường chính là thay đổi lối sống. Cụ thể:

  • Ăn uống lành mạnh: Lựa chọn những thực phẩm ít carbohydrate tinh chế, giàu chất xơ, đạm nạc, dầu thực vật, ít chất béo xấu. Người béo phì nên có chế độ ăn giảm calo, giảm cân.
  • Tăng cường hoạt động thể chất: Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn kiểm soát cân nặng và sử dụng insulin hiệu quả hơn. Mỗi ngày hãy dành ra ít nhất 30 phút để thực hiện những bài tập nhẹ nhàng góp phần kiểm soát chỉ số đường huyết tiền đái đường.
  • Bỏ thuốc lá: Hạn chế hút thuốc giúp cải thiện cách thức hoạt động của insulin qua đó cải thiện lượng đường trong máu.
  • Giảm cân: Nếu bạn bị thừa cân, chỉ cần giảm 5 -7% trọng lượng cơ thể đã có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc đái tháo đường.

5.2. Sử dụng thuốc

Nhóm Metformin được sử dụng chính trong điều trị tiền đái tháo đường cho đối tượng có yếu tố tăng nguy cơ mắc tiểu đường như thừa cân, rối loạn mỡ máu, rối loạn dung nạp glucose, tiền sử gia đình mắc bệnh, phụ nữ tiền sử đái tháo đường thai kỳ,…

Nhóm Metformin được sử dụng chính trong điều trị tiền tiểu đường
Nhóm Metformin được sử dụng chính trong điều trị tiền tiểu đường

Nếu bạn đã thay đổi lối sống nhưng xét nghiệm đường trong máu vẫn tăng thì bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị thuốc phù hợp.

6. Giải đáp thắc mắc về tiền tiểu đường

Một số câu hỏi được bệnh nhân và người nhà thắc mắc về tiền đái tháo đường, bạn có thể tham khảo dưới đây.

6.1. Tiền tiểu đường bao lâu thành tiểu đường?

Không phải tất cả người mắc tiền tiểu đường đều tiến triển thành tiểu đường. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này chính là chế độ ăn uống và lối sống.

Thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, nếu không thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt thì sau khoảng 4 năm 37% người bệnh tiền tiểu đường tiến triển đái tháo đường tuyp 2. Những người điều chỉnh phù hợp thì thời gian tiến triển khoảng 10 năm và thậm chí đẩy lùi hoàn toàn bệnh.

6.2. Tiền tiểu đường có nguy hiểm không?

Nếu người bệnh tiền tiểu đường không điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, thay đổi lối sống lành mạnh thì có thể tiến triển thành đái tháo đường tuýp e. Trong một số trường hợp cơ địa bị rối loạn chuyển hóa, kể cả chưa tiến triển thành tiểu đường, người bệnh cũng có thể gặp phải một số tình trạng như tăng huyết áp, tăng cholesterol xấu, tổn thương tim, mạch máu, đột quỵ, gan nhiễm mỡ,…

Phát hiện tiền tiểu đường sớm giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường tuýp 2. Bạn nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh tiểu đường, liên hệ ngay với các Chuyên gia của chúng tôi qua hotline 0931.110.148 nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Chia sẻ ngay, nếu bạn thấy hữu ích:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận