Giải đáp: Tiểu đường có ăn được sữa chua không?

8 lượt xem

Sữa chua là loại thực phẩm ưa thích của rất nhiều người, được biết tới với nhiều công dụng cho sức khỏe, đặc biệt trong việc hỗ trợ tiêu hoá. Vậy người bệnh tiểu đường có ăn được sữa chua không? Cùng khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Người bệnh tiểu đường ăn được sữa chua không?
Người bệnh tiểu đường ăn được sữa chua không?

1. Tìm hiểu về sữa chua

Sữa chua là sản phẩm được tạo ra bằng cách lên men sữa tự nhiên với sự tham gia của hai loại lợi khuẩn là Streptococcus thermophilus và Lactobacillus bulgaricus. Quá trình lên men này chuyển hóa đường lactose trong sữa thành axit lactic, tạo nên vị chua đặc trưng và kết cấu mềm mịn cho sữa chua.

Sữa chua là nguồn cung cấp dồi dào các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, bao gồm: protein, lipid, glucid, đạm, đường, chất béo, vitamin (nhóm A, B, C, D, E, K), và các khoáng chất như sắt, canxi, phốt pho, magiê, kẽm, và nhiều dưỡng chất thiết yếu khác.

2. Tiểu đường có ăn được sữa chua không?

Với những thành phần dinh dưỡng như trên, nhiều người thắc mắc “tiểu đường có ăn được sữa chua không?” Câu trả lời là Có. Người tiểu đường hoàn toàn có thể ăn được sữa chua. Sữa chua giúp giảm tình trạng viêm, giảm cholesterol xấu, và ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên cần lưu ý chọn loại sữa chua phù hợp để không ảnh hưởng tới đường huyết.

Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn được sữa chua
Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn được sữa chua

3. Lợi ích của sữa chua với người bệnh tiểu đường.

Lợi ích của sữa chua đối với người bệnh tiểu đường
Lợi ích của sữa chua đối với người bệnh tiểu đường

Sữa chua giúp ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường

Sữa chua được biết tới là nguồn cung cấp các lợi khuẩn dồi dào. Khi vào cơ thể, chúng giúp giảm giảm viêm, bảo vệ tuyến tuỵ – cơ quan sản xuất insulin,, từ đó kiểm soát đường huyết hiệu quả. Những lợi khuẩn này còn có khả năng giảm sự tích tụ tế bào mỡ kháng insulin, từ đó giúp hạ thấp LDL cholesterol, bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người bệnh tiểu đường.

Không chỉ vậy, sữa chua còn giúp cân bằng giữa các chất chống oxy hóa và gốc tự do, giảm stress oxy hóa – nguyên nhân chính gây ra biến chứng của bệnh tiểu đường.

Kiểm soát đường huyết

Trong mỗi 200g sữa chua cung cấp khoảng 12g protein, giúp cơ thể cảm thấy no lâu hơn, hạn chế cảm giác thèm ăn và hỗ trợ kiểm soát lượng calo nạp vào. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn sữa chua trước bữa tối có thể giúp giảm cảm giác đói và lượng calo tiêu thụ trong bữa ăn, từ đó giúp kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể.

Cải thiện hệ tiêu hoá

Đây là tác dụng nổi bật và được nhiều người biết tới nhất của sữa chua. Lượng lớn các lợi khuẩn có trong sản phẩm giúp cân bằng hệ vi sinh vật trong ruột, từ đó tăng cường sức khoẻ đường tiêu hoá. Đặc biệt, bổ sung lợi khuẩn qua sữa chua rất hữu ích sau khi sử dụng kháng sinh, giúp phục hồi hệ vi sinh đường ruột bị ảnh hưởng bởi thuốc.

Việc sử dụng thường xuyên các loại thuốc kháng axit để điều trị đau dạ dày (như Maalox,…) có thể dẫn đến tăng trưởng của vi khuẩn sản sinh hơi, gây ra các triệu chứng khó chịu như đầy hơi, chướng bụng. Sữa chua chứa các vi khuẩn có lợi giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu tại đường tiêu hoá

Tăng cường sức đề kháng

Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, virus và các tác nhân gây hại khác. Khi hệ miễn dịch hoạt động tốt, cơ thể sẽ ít bị bệnh tật hơn.

Sữa chua chứa các vi khuẩn có lợi (probiotics) giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó tăng cường sản xuất các tế bào miễn dịch, hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn.

Ngoài ra, sữa chua còn cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu cho hệ miễn dịch như vitamin A, vitamin D, kẽm,…

Tăng cường sức khỏe xương khớp

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ sữa chua thường xuyên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe xương khớp, đặc biệt là ở người cao tuổi và những người mắc bệnh tiểu đường – đối tượng có nguy cơ cao loãng xương. Lý do là bởi trong sữa chua có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sự hình thành và phát triển của xương:

  • Canxi: Canxi là khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển và duy trì cấu trúc xương chắc khỏe. Sữa chua cung cấp lượng canxi đáng kể, giúp ngăn ngừa loãng xương, tình trạng phổ biến gây suy yếu xương và tăng nguy cơ gãy xương.
  • Protein: Protein đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và tái tạo mô xương. Sữa chua là nguồn cung cấp protein dồi dào, giúp hỗ trợ quá trình phục hồi và tái tạo xương sau khi bị tổn thương.
  • Kali: Kali giúp điều hòa lượng canxi trong cơ thể, hỗ trợ quá trình hấp thu canxi và giảm nguy cơ hình thành sỏi thận. Sữa chua chứa hàm lượng kali đáng kể, góp phần bảo vệ sức khỏe xương khớp.
  • Phốt pho: Phốt pho là khoáng chất thiết yếu cho cấu trúc và chức năng của xương. Sữa chua cung cấp phốt pho giúp xương chắc khỏe và dẻo dai hơn.
  • Vitamin D: Vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi tốt hơn. Một số loại sữa chua được bổ sung vitamin D, giúp tăng cường hiệu quả bảo vệ sức khỏe xương khớp.

Tốt cho sức khỏe tim mạch

Sữa chua chứa các loại chất béo khác nhau, bao gồm chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa. Mặc dù chất béo bão hòa thường được liên kết với nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao, nhưng chất béo bão hòa trong sữa chua chủ yếu là axit béo palmitic có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Ngoài ra, sữa chua còn chứa các vi khuẩn có lợi giúp chuyển hóa chất béo bão hòa thành các chất béo có lợi cho sức khỏe.

Một số nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ sữa chua thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh lý về tim mạch, từ đó ngăn ngừa biến chứng tim mạch ở người tiểu đường.

Kiểm soát cân nặng

Protein và canxi trong sữa chua có khả năng kích thích sản xuất các hormone giảm cảm giác thèm ăn như peptide YY và GLP-1. Nhờ vậy, người bệnh sẽ cảm thấy no lâu hơn, hạn chế lượng calo nạp vào cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng ăn sữa chua trước bữa ăn có thể giúp giảm lượng thức ăn tiêu thụ trong bữa ăn đó, góp phần kiểm soát cân nặng hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, Protein trong sữa chua giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, đốt cháy nhiều calo hơn.

Do vậy, thường xuyên ăn sữa chua sẽ giúp người bệnh kiểm soát được cân nặng, giảm nguy cơ thừa cân, béo phì.

>>> XEM THÊM: Giải đáp thắc mắc: Bệnh tiểu đường có ăn được thịt lợn không?

4. Lưu ý cho người tiểu đường khi ăn sữa chua

Ăn sữa chua đúng cách sẽ giúp bạn hấp thu được nhiều dưỡng chất cũng như tối ưu được lợi ích mà sữa chua mang lại. Người bệnh cần lưu ý một số điểm sau đây:

Chọn loại sữa chua phù hợp:

  • Nên lựa chọn sữa chua cung cấp khoảng 100-150 calo, ít carbohydrate, giàu protein và ít chất béo
  • Ưu tiên sữa chua nguyên chất, không chứa chất tạo màu, hương vị nhân tạo, chất bảo quản như sữa chua hữu cơ, sữa chua Hy Lạp, sữa chua thuần chay từ các loại hạt
  • Không nên tiêu thụ các loại sữa chua có đường, sữa chua nguyên kem vì có thể gây tăng cholesterol, tăng đường huyết.

Thời điểm sử dụng:

  • Nên ăn sữa chua sau bữa ăn chính 1-2 tiếng vì lúc này dịch vị dạ dày đã loãng, tạo môi trường lý tưởng cho lợi khuẩn phát triển, cải thiện hệ tiêu hóa tốt nhất.
  • Chia nhỏ lượng sữa chua bổ sung trong ngày thành nhiều bữa nhỏ, có thể sử dụng sữa chua như bữa phụ.
  • Không ăn sữa chua khi đói vì acid dịch vị có thể phá huỷ men lactic và tiêu diệt lợi khuẩn, từ đó làm mất tác dụng của sữa chua.

Bảo quản đúng cách: Bảo quản sữa chua trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4-8°C. Ăn trong vòng 1 tuần sau khi mở hộp.

Thời điểm tuyệt vời để ăn sữa chua là sau bữa ăn chính khoảng 1-2 giờ
Thời điểm tuyệt vời để ăn sữa chua là sau bữa ăn chính khoảng 1-2 giờ

Hi vọng những nội dung hữu ích có trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc “tiểu đường có ăn được sữa chua không?”. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy gọi ngay tới Hotline 0931110148 để nhận tư vấn từ Chuyên gia nhanh chóng nhất nhé!

OMIKAMI – Sữa hạt dinh dưỡng cho người tiểu đường

Thách thức lớn nhất với người tiền tiểu đường, tiểu đường và tiểu đường thai kỳ là cần áp dụng chế độ ăn uống nghiêm ngặt để duy trì mức đường huyết ổn định. Tuy nhiên, trong quá trình đó, họ luôn phải đối mặt với cảm giác thèm ăn, thèm cơm, thèm đồ ngọt,…

Một trợ giúp quan trọng là người bệnh có thể bổ sung thêm sữa hạt dinh dưỡng vào chế độ ăn hàng ngày. Ngoài vitamin và khoáng chất, sữa hạt còn cung cấp nguồn protein từ thực vật giúp bồi bổ cơ thể và giảm cảm giác thèm ăn một cách hiệu quả.

Đặc biệt, sữa hạt Omikami dành riêng cho người tiểu đường, tiểu đường thai kỳ và tiền tiểu đường còn chứa hai thành phần quan trọng là dây thìa canh và hợp chất Crominex 3+ được chiết xuất từ quả me rừng. Những thành phần này có tác dụng hiệp đồng giúp:

  • Hỗ trợ kiểm soát đường huyết ổn định
  • Không làm tăng đường huyết sau ăn
  • Hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

 

Sữa hạt dinh dưỡng Omikami cho người tiểu đường
Sữa hạt dinh dưỡng Omikami cho người tiểu đường

Từ những lợi ích trên, việc sử dụng sữa hạt tiểu đường Omikami là sự lựa chọn thông minh và hữu ích cho sức khỏe của người tiểu đường.

Xem thêm bài viết: Vì sao người tiểu đường nên dùng sữa hạt tiểu đường

Vui lòng liên hệ ngay với số Hotline 0931110148 để được tư vấn và đặt hàng sản phẩm sữa hạt tiểu đường Omikami ngay hôm nay. 

Sữa hạt Omikami

Sữa Hạt Tiểu Đường Và Tiền Tiểu Đường Omikami

Cung cấp năng lượng cho người tiểu đường. Bổ sung 28 vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Ổn định đường huyết, hạn chế tối đa biến chứng tiểu đường. Cung cấp dinh dưỡng cho người ăn chay và ăn kiêng ️🎉 Tặng kèm 1 túi hạt macca và 1 cốc thủy tinh

900.000 đ7.200.000 đ

Xem thêm

5/5 - (1 bình chọn)
Chia sẻ ngay, nếu bạn thấy hữu ích:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận