4 điều cần lưu ý khi gặp biến chứng tiểu đường ở mắt

35 lượt xem

Biến chứng khi mắc bệnh đái tháo đường là điều không thể tránh khỏi, và có thể mang đến những hậu quả nghiêm trọng. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết những điều cần lưu ý khi gặp phải các biến chứng của tiểu đường trong mắt.

biến chứng tiểu đường ở mắt 
Biến chứng tiểu đường ở mắt

1. Tỷ lệ xảy ra biến chứng ở mắt do tiểu đường

Ước tính có khoảng 30-40% người mắc tiểu đường đối mặt với các vấn đề liên quan đến võng mạc. Điều này là kết quả của sự tổn thương mạch máu trong võng mạc, một biến chứng thường gặp trong bệnh đái tháo đường.

Ngoài ra, tiểu đường cũng có thể gây ra các vấn đề khác như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và phù hoàng điểm, tất cả đều ảnh hưởng đến sức khỏe mắt và thị lực của người bệnh.

>>> Xem thêm Biến chứng của bệnh tiểu đường là gì? Có nguy hiểm không?

2. 4 biến chứng tiểu đường tại mắt và cách xử trí

2.1. Bệnh võng mạc tiểu đường

Biến chứng võng mạc do bệnh tiểu đường
Biến chứng võng mạc do bệnh tiểu đường

Nguyên nhân

Biến chứng võng mạc do bệnh tiểu đường thường phát triển sau khoảng 5 năm ở bệnh nhân mắc tiểu đường loại 1 và tất cả các trường hợp tiểu đường loại 2. Đây là một biến chứng nguy hiểm có thể gây ra mất thị lực nghiêm trọng, bao gồm hai thể chính:

  • Bệnh võng mạc không tăng sinh: Trong trường hợp này, không có sự tăng sinh tế bào mới trong võng mạc. Thay vào đó, tổn thương các mạch máu và thần kinh trong võng mạc gây ra sự suy giảm chức năng thị giác và có thể dẫn đến mù lòa.
  • Bệnh võng mạc tăng sinh: Đặc điểm của biến chứng này là sự tăng sinh tế bào mới trong võng mạc. Sự phát triển không kiểm soát của các mô mới này có thể gây ra sự biến dạng võng mạc và gây ra mất thị lực nghiêm trọng, thậm chí là mù lòa.

Triệu chứng

Các dấu hiệu của bệnh võng mạc tiểu đường có thể bao gồm sưng mạch máu, chảy máu trong võng mạc, đục cứng, những vùng mờ sậm màu, thiếu máu trong võng mạc, sự hình thành các mạch máu mới, chảy máu trong dịch kính và sự co kéo và bong tróc của võng mạc. Bệnh có thể không hiển thị triệu chứng đến khi ở giai đoạn cuối.

Chẩn đoán

Trong quá trình khám mắt, bác sĩ sẽ kiểm tra thị lực từ xa và nhìn vào võng mạc và bên trong mắt để phát hiện các vấn đề. Ngay khi phát hiện bệnh võng mạc tiểu đường, người bệnh cần kiểm tra mắt thường xuyên, đều đặn hàng năm. Việc điều trị càng sớm càng hiệu quả.

Cách điều trị

Chăm sóc mắt khi mắc bệnh võng mạc tiểu đường không chỉ giúp người bệnh điều trị tổn thương mắt mà còn ngăn ngừa tình trạng mù lòa. sau đây là một số phương pháp thường dùng để điều trị:

  • Liệu pháp laser: Đây là một phương pháp nhẹ nhàng và có hiệu quả. Bằng cách tạo ra một rào cản mô sẹo, nó giúp ngăn chặn sự phát triển của các mạch máu mới.
  • Sử dụng thuốc ức chế VEGF: Loại thuốc này có thể làm chậm hoặc ngăn chặn sự tiến triển của bệnh võng mạc tiểu đường.
  • Phẫu thuật cắt bỏ thủy tinh thể: Trong một số trường hợp, việc loại bỏ toàn bộ hoặc một phần thủy tinh thể có thể được xem xét để cải thiện tình trạng mắt.
  • Gắn lại võng mạc: Đây là một phương pháp phẫu thuật cho trường hợp võng mạc bị bong tróc, một biến chứng của bệnh võng mạc tiểu đường.
  • Tiêm corticosteroid: Loại thuốc này cũng được sử dụng để giảm viêm và làm giảm triệu chứng của bệnh.

2.2. Phù hoàng điểm do tiểu đường

Phù hoàng điểm do tiểu đường
Phù hoàng điểm do tiểu đường

Nguyên nhân

Phù hoàng điểm là một biến chứng phổ biến của bệnh võng mạc tiểu đường, gây mất thị lực trung tâm do sưng hoàng điểm. Điều này thường xuất phát từ tổn thương mạch máu ở võng mạc, dẫn đến rò rỉ dịch.

Kiểm soát đường huyết và sức khỏe tổng thể giúp giảm nguy cơ mất thị lực do biến chứng này.

Triệu chứng

Các dấu hiệu phổ biến của phù hoàng điểm do tiểu đường bao gồm tầm nhìn trung tâm trở nên mờ, giống như nhìn qua lớp kính mờ hoặc gợn sóng, sự mất khả năng nhìn màu sắc hoặc thấy màu sắc của các vật thể thay đổi, nhìn thấy các chấm đen hoặc đường viền trong tầm nhìn, và mất tầm nhìn ở phần ngoại biên.

Không phải tất cả người bệnh đều trải qua tất cả các triệu chứng này ở giai đoạn đầu. Do đó, việc thăm khám mắt định kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm các biểu hiện của phù hoàng điểm.

Chẩn đoán

Để chẩn đoán phù hoàng điểm do tiểu đường, bác sĩ thường sẽ tiến hành một số các xét nghiệm mắt để đánh giá và tìm kiếm các dấu hiệu của bệnh trên võng mạc. Dưới đây là một số xét nghiệm thường được sử dụng:

  • Khám mắt toàn diện: Bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng mắt của người bệnh để xác định các dấu hiệu của phù hoàng điểm và các biến chứng khác của tiểu đường.
  • Kiểm tra mắt khi giãn đồng tử: Trong quá trình này, một dung dịch được sử dụng để mở rộng đồng tử, giúp bác sĩ có thể nhìn thấy võng mạc và đánh giá tình trạng.
  • Chụp mạch huỳnh quang: Một chất huỳnh quang sẽ được tiêm vào tĩnh mạch của người bệnh, sau đó, hình ảnh của võng mạc sẽ được chụp để xem xét các biến đổi hoặc tổn thương.
  • Chụp cắt lớp quang học OCT: Đây là một kỹ thuật hình ảnh chính xác cao được sử dụng để tạo ra hình ảnh chi tiết của các cấu trúc mắt, bao gồm võng mạc và hoàng điểm, để đánh giá bất thường.
  • Lưới Amsler: Xét nghiệm này thường được thực hiện tại nhà,  người bệnh nhìn vào một lưới có ô vuông để kiểm tra sự mất điểm của tầm nhìn, một biểu hiện phổ biến của phù hoàng điểm.

Các xét nghiệm này góp phần cung cấp thông tin cần thiết cho bác sĩ để đưa ra chẩn đoán chính xác và có những phương pháp điều trị phù hợp nhất cho người bệnh.

Cách điều trị

Phương pháp điều trị phù hoàng điểm hiện nay tập trung vào điều trị nguyên nhân và sau đó điều trị tổn thương trực tiếp trên võng mạc. Đối với phù hoàng điểm do bệnh tiểu đường và các nguyên nhân khác, các phương pháp chủ yếu bao gồm:

  • Tiêm Anti-VEGF: Đây là phương pháp chính để giảm sưng ở hoàng điểm và cải thiện thị lực bằng cách ngăn chặn hoạt động của yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF).
  • Điều trị viêm bằng corticosteroid: Sử dụng corticosteroid thông qua thuốc nhỏ mắt, thuốc uống hoặc thuốc tiêm để giảm viêm và cải thiện tình trạng.
  • Phẫu thuật cắt dịch kính: Phương pháp này loại bỏ dịch kính để giảm áp lực lên hoàng điểm, đặc biệt hiệu quả đối với trường hợp có thủy tinh thể kéo theo điểm vàng hoặc máu tích tụ trong thủy tinh thể.

Việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hoàng điểm sẽ phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của từng người bệnh.

2.3. Tăng nhãn áp do tiểu đường

Tăng nhãn áp do tiểu đường
Tăng nhãn áp do tiểu đường

Nguyên nhân

Tăng nhãn áp ở người tiểu đường chủ yếu xuất phát từ việc lượng đường trong máu cao gây tổn thương các mạch máu và tăng sản xuất thủy dịch trong mắt. Đây là một biến chứng nghiêm trọng của đái tháo đường, có thể gây suy giảm thị lực và dẫn đến mù lòa.

Tăng nhãn áp cũng có thể tăng nguy cơ phát triển bệnh Glaucoma, tuy nhiên không phải người bệnh nào cũng phát triển bệnh Glaucoma.

Triệu chứng

Tăng nhãn áp do bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng vì thế việc thăm khám mắt định kỳ là quan trọng để phát hiện sớm bệnh. Các dấu hiệu như mờ mắt, đốm đen, đau mắt và đường viền trong tầm nhìn cũng có thể xuất hiện.

Chẩn đoán

Một số xét nghiệm thường được sử dụng như:

  • Đo độ dày giác mạc: Sử dụng đầu dò siêu âm để đo độ dày của giác mạc, giúp xác định chỉ số nhãn áp. Giác mạc mỏng hơn thường cho kết quả áp suất thấp sai và ngược lại.
  • Đo áp lực bên trong mắt: Sử dụng phương pháp đo áp lực không tiếp xúc hoặc các phương pháp khác để đo áp lực trong mắt.
  • Đo thị trường của mắt: Bác sĩ có thể đo tầm nhìn của người bệnh bằng cách chiếu ánh sáng lên các điểm khác nhau trong tầm nhìn và yêu cầu người bệnh ra báo hiệu khi nhìn thấy ánh sáng.
  • Chụp cắt lớp kết hợp quang học OCT: Sử dụng để phát hiện tổn thương võng mạc do tăng nhãn áp.

Cách điều trị

Tùy vào từng người bệnh mà phương pháp điều trị tăng nhãn áp có thể có sự khác nhau, có thể điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Thường khi điều trị thì điều trị bắt đầu từ thuốc nhỏ mắt, có thể bao gồm:

  • Prostaglandin: giảm sản xuất thủy dịch, ngày 1 lần.
  • Thuốc chẹn beta: giảm sản xuất thủy dịch, ngày 1 -2 lần.
  • Thuốc alpha-adrenergic: giảm sản xuất thủy dịch và tăng lưu thông thủy dịch, ngày 203 lần
  • Thuốc ức chế carbonic anhydrase: giảm sản xuất thủy dịch, 2-3 lần/ngày.
  • Chất ức chế Rho kinase: giảm sản xuất thủy dịch, ngày 1 lần.
  • Thuốc co mạch hoặc thuốc cholinergic: giảm sản xuất thủy dịch, ngày 4 lần

2.4. Đục thủy tinh thể do tiểu đường

Đục thủy tinh thể do tiểu đường
Đục thủy tinh thể do tiểu đường

Nguyên nhân

Ở ngươi bệnh tiểu đường, nguy cơ mắc đục thủy tinh thể do tiểu đường tăng cao đặc biệt trong thời gian dài và không kiểm soát tốt lượng đường huyết. Sự tăng cao đột ngột của đường huyết có thể gây tổn thương cho các mạch máu nhỏ trong mắt, kể cả các mạch máu cung cấp máu cho thủy tinh thể.

 Điều này có thể gây ra sự tích tụ sorbitol trong thủy tinh thể, dẫn đến việc hình thành đục thủy tinh thể.

Triệu chứng

Biến chứng đục thủy tinh thể từ tiểu đường phát triển chậm và ban đầu không gây ra thay đổi về thị lực. Triệu chứng ban đầu có thể bao gồm mắt nhìn nhòe, cảm giác bị cản trở khi nhìn, và quầng sáng xung quanh các nguồn ánh sáng. Thị lực càng suy giảm chứng tỏ tình trạng đục thủy tinh thể càng nghiêm trọng, và điều trị càng sớm càng tốt để kiểm soát tiến triển bệnh.

Chẩn đoán

Để chẩn đoán đục thủy tinh thể, bác sĩ thường thực hiện một số kiểm tra mắt toàn diện như:

  • Kiểm tra thị lực bằng bảng thị lực.
  • Khám với thuốc giãn đồng tử để kiểm tra võng mạc và dây thần kinh thị giác.
  • Đo nhãn áp bằng cách sử dụng dụng cụ đo áp lực bên trong mắt.
  • Bác sĩ cũng có thể yêu cầu các xét nghiệm khác để đánh giá cấu trúc và sức khỏe của mắt.

Cách điều trị

Khi đục thủy tinh thể còn nhẹ, người bệnh cần đeo kính chống chói để giảm tác động từ ánh sáng và môi trường, ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Đồng thời, điều trị và kiểm soát bệnh tiểu đường cũng rất quan trọng để không làm trầm trọng thêm tình trạng đục thủy tinh thể.

Khi đục thủy tinh thể nghiêm trọng và ảnh hưởng đến thị lực, phẫu thuật ghép thủy tinh thể mới là biện pháp cần thiết. Tuy nhiên, ở người bệnh tiểu đường, việc theo dõi và phòng ngừa các biến chứng như võng mạc tiểu đường và tăng nhãn áp là rất quan trọng.

3. Biện pháp ngăn ngừa biến chứng mắt ở bệnh nhân tiểu đường

Kiểm tra định kỳ

Để kiểm soát biến chứng mắt, việc kiểm tra định kỳ là cần thiết đối với người bệnh:

  • Đối với bệnh nhân tiểu đường loại 1: Khám mắt hàng năm, bắt đầu trong vòng 5 năm kể từ khi được chẩn đoán.
  • Đối với bệnh nhân tiểu đường loại 2: Khám mắt hàng năm, bắt đầu ngay sau khi được chẩn đoán.
Kiểm tra định kỳ để kiểm soát biến chứng mắt
Kiểm tra định kỳ để kiểm soát biến chứng mắt

Kiểm soát tốt bệnh tiểu đường

  • Dùng thuốc theo chỉ định
  • Để cải thiện tình trạng bệnh và phòng ngừa biến chứng, người bệnh có thể thực hiện những biện pháp như: thay đổi khẩu phần ăn, giảm lượng muối, chất béo và đường; giảm cân nếu có thừa cân, thực hiện thể dục đều đặn ít nhất 150 phút mỗi tuần, ngừng hút thuốc lá, và hạn chế việc uống bia rượu.
  • Theo dõi lượng đường huyết

Kiểm soát huyết áp và nồng độ cholesterol máu

Đảm bảo kiểm soát đường huyết tốt bằng việc kiểm soát huyết áp và cholesterol ổn định là cách hiệu quả để ngăn ngừa các vấn đề mắt do tiểu đường. Người bệnh có thể  thực hiện bằng cách duy trì một chế độ ăn lành mạnh và thực hiện thường xuyên các hoạt động thể chất.

4. Một số thắc mắc về biến chứng mắt tiểu đường

4.1. Tiểu đường biến chứng vào mắt có chữa được không?

Câu trả lời là có thể chữa được. Tiểu đường biến chứng ở mắt có thể được điều trị để kiểm soát và giảm thiểu tác động lên thị lực. Điều này còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của biến chứng và khả năng điều trị của mỗi người.

Các biện pháp điều trị có thể bao gồm kiểm soát đường huyết, sử dụng thuốc nhằm ngăn ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển của biến chứng, phẫu thuật để sửa chữa các tổn thương hoặc cải thiện thị lực, và các biện pháp khác như điều trị laser.

4.2. Biến chứng mắt mờ ở giai đoạn nào của tiểu đường?

Người bệnh tiểu đường xuất hiện biến chứng ở mắt có thể từ giai đoạn tiền tiểu đường thậm chí khi đường huyết chưa tăng lên mức được chẩn đoán là bệnh tiểu đường. Vì vậy để phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời và ngăn chặn mù lòa thì người bệnh cần lưu ý những dấu hiệu bất thường ở mắt.

4.3. Biến chứng tiểu đường ở mắt gây ra có nguy hiểm không?

Các vấn đề liên quan đến mắt của những người mắc bệnh đái tháo đường rất đa dạng, bao gồm bệnh đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp (glaucoma), suy giảm khả năng tập trung thị lực, chứng song thị và bệnh võng mạc đái tháo đường. Nguy cơ mắc mù lòa ở những người này cao gấp từ 20 đến 30 lần so với những người cùng độ tuổi và giới tính. Vì thế đây có thể xem là biến chứng nặng và nguy hiểm của bệnh.

 Trên đây là thông tin chi tiết về biến chứng tiểu đường ở mắt mà OMIKAMI muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng nội dung này sẽ hữu ích với bạn!

OMIKAMI – Sữa hạt dinh dưỡng cho người tiểu đường

Thách thức lớn nhất với người tiền tiểu đường, tiểu đường và tiểu đường thai kỳ là cần áp dụng chế độ ăn uống nghiêm ngặt để duy trì mức đường huyết ổn định. Tuy nhiên, trong quá trình đó, họ luôn phải đối mặt với cảm giác thèm ăn, thèm cơm, thèm đồ ngọt,…

Một trợ giúp quan trọng là người bệnh có thể bổ sung thêm sữa hạt dinh dưỡng vào chế độ ăn hàng ngày. Ngoài vitamin và khoáng chất, sữa hạt còn cung cấp nguồn protein từ thực vật giúp bồi bổ cơ thể và giảm cảm giác thèm ăn một cách hiệu quả.

Đặc biệt, sữa hạt Omikami dành riêng cho người tiểu đường, tiểu đường thai kỳ và tiền tiểu đường còn chứa hai thành phần quan trọng là dây thìa canh và hợp chất Crominex 3+ được chiết xuất từ quả me rừng. Những thành phần này có tác dụng hiệp đồng giúp:

  • Hỗ trợ kiểm soát đường huyết ổn định
  • Không làm tăng đường huyết sau ăn
  • Hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

 

Sữa hạt dinh dưỡng Omikami cho người tiểu đường
Sữa hạt dinh dưỡng Omikami cho người tiểu đường

Từ những lợi ích trên, việc sử dụng sữa hạt tiểu đường Omikami là sự lựa chọn thông minh và hữu ích cho sức khỏe của người tiểu đường.

Xem thêm bài viết: Vì sao người tiểu đường nên dùng sữa hạt tiểu đường

Vui lòng liên hệ ngay với số Hotline 0931110148 để được tư vấn và đặt hàng sản phẩm sữa hạt tiểu đường Omikami ngay hôm nay. 

5/5 - (1 bình chọn)
Chia sẻ ngay, nếu bạn thấy hữu ích:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận