Nguy cơ gây mù lòa do bệnh võng mạc đái tháo đường

30 lượt xem

Bệnh tiểu đường đang gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới và để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng, một trong số đó chính là bệnh võng mạc đái tháo đường. Tìm hiểu kỹ hơn về biến chứng tiểu đường nguy hiểm này trong bài biết ngay sau đây với Omikami bạn nhé!

Tìm hiểu về bệnh võng mạc tiểu đường
Tìm hiểu về bệnh võng mạc tiểu đường

1. Bệnh võng mạc tiểu đường là gì?

Bệnh võng mạc tiểu đường là một biến chứng của bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu tăng cao làm tổn thương võng mạc, phần sau của mắt. Bệnh có thể gây mù lòa nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Theo thống kê, bệnh tiến triển sau 10-15 năm dẫn tới 2% người bệnh mất thị lực và 10% bệnh nhân thị lực kém. Bệnh này là nguyên nhân gây mù lòa cao nhất ở đối tượng người 20-65 tuổi.

Bệnh được chia thành 2 loại chính:

Bệnh võng mạc không tăng sinh

Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh võng mạc tiểu đường, thường diễn ra âm thầm và không có triệu chứng rõ ràng. Biểu hiện chính là tổn thương các mạch máu nhỏ trong võng mạc, dẫn đến:

  • Tăng tính thấm mao mạch, gây rò rỉ dịch và protein
  • Phình mạch, xuất tiết, huyết
  • Thiếu máu hoàng điểm
  • Phù hoàng điểm (do rò dịch từ mạng mao mạch dẫn tới dày võng mạc gây phù)

Bệnh võng mạc tăng sinh:

Là giai đoạn tiến triển nặng hơn của bệnh võng mạc tiểu đường, xuất hiện khi các tổn thương ở giai đoạn không tăng sinh không được kiểm soát. Biểu hiện đặc trưng là sự hình thành tân mạch (mạch máu mới) bất thường ở bề mặt võng mạc và lan rộng vào khoang dịch kính.

2. Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ gây bệnh

Võng mạc là lớp tế bào nhạy cảm với ánh sáng nằm ở phía sau mắt, có chức năng chuyển đổi ánh sáng thành tín hiệu. Các tín hiệu này sẽ được gửi đến não xử lý và chuyển thành thành những hình ảnh bạn nhìn thấy. Lượng đường trong máu tăng cao trong thời gian dài làm tổn thương võng mạc, lâu dần xuất hiện các triệu chứng của bệnh võng mạc tiểu đường.

Bất cứ ai mắc tiểu đường đều có thể gặp phải biến chứng này, bao gồm cả tiểu đường type 1, tiểu đường type 2, tiểu đường tuýp 3 và tiểu đường thai kỳ. Các nghiên cứu cho thấy, hơn một nửa số người mắc bệnh tiểu đường sẽ phát triển thành bệnh võng mạc tiểu đường.

Xem thêm:

Bệnh võng mạc tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính gây mù lòa ở người bệnh tiểu đường, đặc biệt là với người trưởng thành ở lứa tuổi lao động. Số người mắc bệnh võng mạc tỷ lệ thuận với:

  • Thời gian mắc đái tháo đường
  • Mức đường huyết
  • Chỉ số huyết áp
  • Lượng cholesterol trong máu cao

Ngoài ra, việc mang thai có thể làm giảm khả năng kiểm soát glucose trong máu và làm nặng thêm tình trạng bệnh võng mạc.

3. Các giai đoạn của biến chứng võng mạc đái tháo đường

Bệnh võng mạc tiểu đường phát triển theo từng giai đoạn qua thời gian từ nhẹ tới nặng.

Giai đoạn 1: Bệnh lý võng mạc nền

Ở giai đoạn này, thị lực của bạn không bị ảnh hưởng, mặc dù bạn sẽ có nguy cơ cao mắc các vấn đề về thị lực trong tương lai.

Giai đoạn này chưa yêu cầu điều trị nhưng bạn cần tuân thủ chế độ ăn và duy trì lối sống lành mạnh để tránh suy giảm thị lực nghiêm trọng hơn cũng như tiến triển thành giai đoạn 2.

Giai đoạn 2: Bệnh võng mạc tiền tăng sinh

Ở giai đoạn này, những thay đổi nghiêm trọng hơn sẽ được nhìn thấy ở võng mạc của bạn. Chúng bao gồm cả chảy máu, tăng xuất tiết. Thị lực của bạn cũng bắt đầu suy giảm dần.

Thông thường, bạn sẽ được bác sĩ khuyến khích kiểm tra thường xuyên sau mỗi 3 tháng để khám lại và chắc chắn rằng tình trạng của bạn không trở nên tồi tệ hơn.

Giai đoạn 3: Bệnh võng mạc tăng sinh

Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn 3, nguy cơ cao sẽ dẫn tới mất thị lực.

Các phương pháp điều trị sẽ được chỉ định để ổn định thị lực của bạn. Tuy nhiên, bạn không thể khôi phục lại thị lực đã mất.

Các giai đoạn của biến chứng võng mạc đái tháo đường
Các giai đoạn của biến chứng võng mạc đái tháo đường

4. Triệu chứng bệnh võng mạc đái tháo đường

Thông thường, các triệu chứng sẽ không biểu hiện ở giai đoạn đầu của bệnh. Bạn thường sẽ không nhận ra bệnh ở giai đoạn đầu vì nó không có bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào cho tới khi bệnh tiến triển nặng hơn.

Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể được phát hiện trong quá trình sàng lọc biến chứng tiểu đường ở mắt.

Bạn cần liên hệ với chuyên gia y tế nếu gặp phải các triệu chứng dưới đây:

  • Giảm thị lực nhanh
  • Mất thị lực đột ngột
  • Tầm nhìn trở nên hạn chế
  • Xuất hiện vết loang lổ trong tầm nhìn
  • Mắt đau và đỏ nhiều

Những triệu chứng này không chắc chắn rằng bạn mắc bệnh võng mạc tiểu đường, nhưng điều quan trọng là bạn cần phải kiểm tra chúng. Đừng đợi đến ngày kiểm tra định kỳ tiếp theo của bạn.

Triệu chứng bệnh võng mạc đái tháo đường
Triệu chứng bệnh võng mạc đái tháo đường

5. Chẩn đoán bệnh võng mạc đái tháo đường

Việc chẩn đoán và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng. Việc này sẽ giúp ngăn chặn tổn thương sâu hơn và giảm tỷ lệ mất thị lực ở người bệnh.

Bác sĩ sẽ dùng thuốc nhỏ mắt giãn đồng tử và tiến hành soi đáy mắt của bạn để phát hiện những tổn thương ở võng mạc. Nếu nghi ngờ, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm gọi là chụp mạch huỳnh quang. Xét nghiệm này cho phép bác sĩ nhìn thấy hình ảnh của các mạch máu trong võng mạc của bạn.

Cuối cùng, bác sĩ sẽ kết hợp kết quả thăm khám và các triệu chứng lâm sàng của bạn để đưa ra kết luận cuối cùng.

Phương pháp chụp mạch huỳnh quang ICG
Phương pháp chụp mạch huỳnh quang ICG

6. Điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường

Mục tiêu điều trị là ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến triển của bệnh võng mạc đái tháo đường. Thực hiện bằng cách kiểm soát tốt lượng đường huyết và duy trì huyết áp ổn định.

Đối với bệnh võng mạc tiểu đường ở giai đoạn nặng, có thể ảnh hưởng đến thị lực, các phương pháp điều trị chính bao gồm:

6.1. Điều trị bằng laser

Điều trị bằng laser được sử dụng để chặn sự phát triển của các mạch máu mới ở võng mạc trong giai đoạn bệnh phát triển.

Điều trị bằng laser có thể giúp ổn định những thay đổi trong mắt do bệnh tiểu đường gây ra và ngăn chặn tình trạng giảm thị lực của bạn. Tuy nhiên, phương pháp này không cải thiện thị lực của bạn.

Thực hiện:

  • Bạn sẽ được nhỏ thuốc giãn đồng tử và dụng cụ cố định mí mắt của bạn mở
  • Phẫu thuật bằng laser sẽ mất khoảng 20-40 phút
  • Phương pháp này không gây đau đớn và bạn có thể trở về nhà sau khi thực hiện.

Tác dụng không mong muốn

  • Đau nhức khó chịu: thuốc giảm đau không kê đơn Paracetamol sẽ giúp ích cho bạn
  • Mờ mắt: tác dụng phụ này sẽ hết sau vài giờ.
  • Tăng nhạy cảm với ánh sáng: bạn có thể đeo kính râm cho đến khi mắt bạn quen dần với ánh sáng

6.2. Tiêm mắt

Tiêm mắt trong một số trường hợp phù hoàng điểm do tiểu đường. Bác sĩ có thể tiêm trực tiếp một loại thuốc gọi là thuốc chống VEGF vào mắt của bạn để ngăn ngừa các mạch máu mới hình thành ở phía sau mắt.

Phương pháp này có thể giúp cải thiện thị lực của bạn.

Việc tiêm thuốc thường được thực hiện 1 lần/tháng ở những lần điều trị đầu tiên. Khi tầm nhìn của bạn bắt đầu ổn định hơn, bác sĩ sẽ cân nhắc có thể dừng lại hay giảm tần suất tiêm.

Đôi khi, thuốc steroid có thể được chỉ định thay thuốc chống VEGF nếu việc tiêm thuốc chống VEGF không mang lại tác dụng.

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi tiêm thuốc chống VEGF bao gồm:

  • Cảm giác kích ứng hoặc khó chịu trong mắt
  • Chảy máu bên trong mắt
  • Cảm giác ruồi bay trong tầm mắt
  • Khô, ngứa và chảy nước mắt

6.3. Cấy ghép steroid

Nếu tiêm thuốc chống VEGF không mang lại hiệu quả, bạn có thể được chỉ định cấy ghép steroid.

Đây là một mô cấy nhỏ được tiêm vào mắt bạn bằng một dụng cụ đặc biệt, có chứa một loại thuốc steroid gọi là Dexamethasone. Bộ cấy ghép sẽ giải phóng Dexamethasone từ từ trong vài tháng. Điều này làm giảm sưng mắt và có thể giúp cải thiện thị lực của bạn.

Tác dụng phụ của phương pháp này:

  • Đau đầu
  • Tăng áp lực trong mắt
  • Đục thủy tinh thế
  • Chảy máu trong mắt

Tác dụng phụ thường thuyên giảm sau vài ngày. Nói chuyện bác sĩ của bạn nếu bạn bị đau mắt hoặc thay đổi thị lực.

6.4. Phẫu thuật mắt

Phẫu thuật này còn được gọi là phẫu thuật dịch kính võng mạc, có thể được chỉ định để loại bỏ một số dịch thủy tinh khỏi mắt. Đây là chất trong suốt, giống như thạch, lấp đầy khoảng trống phía sau thấu kính của mắt.

Phẫu thuật dịch kính võng mạc thường được thực hiện dưới hình thức gây tê và gây mê cục bộ. Bạn sẽ không cảm thấy đau đớn với phương pháp này và có thể về nhà vào cùng ngày hoặc ngày sau khi phẫu thuật.

Phẫu thuật mắt trong điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường
Phẫu thuật mắt trong điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường

Trong vài ngày đầu tiên, bạn sẽ được yêu cầu đeo miếng che mắt vì hoạt động như đọc sách và xem tivi có thể nhanh chóng làm mỏi mắt bạn.

Thị lực của bạn có thể giảm sau khi phẫu thuật nhưng sẽ phục hồi trong 1 vài tháng.

Tác dụng phụ:

  • Chảy máu trong mắt
  • Bong võng mạc
  • Chất lỏng tích tụ trong giác mạc
  • Nhiễm trùng mắt

7. Biện pháp phòng ngừa bệnh lý võng mạc đái tháo đường

Phòng ngừa biến chứng võng mạc đái tháo đường cũng tương tự như phòng ngừa các biến chứng khác của bệnh lý đái tháo đường. Bạn hoàn toàn có thể phòng tránh biến chứng này bằng cách kiểm soát tốt đường huyết và kiểm tra định kỳ.

Kiểm soát đường huyết bao gồm kết hợp theo dõi đường huyết, tuân thủ điều trị của bác sĩ, đảm bảo chế độ dinh dưỡng và tập luyện.

Kiểm tra định kỳ cũng là một bước không thể thiếu để phòng ngừa biến chứng. Kiểm tra giúp bạn đảm bảo mình vẫn kiểm soát tốt lượng đường trong máu cũng như diễn biến của bệnh.

Qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đã có cái nhìn rõ hơn về biến chứng võng mạc tiểu đường và những nguy cơ căn bệnh này để lại. Theo dõi Omikami để cập nhật thêm nhiều thông tin sức khỏe khác nhé!

OMIKAMI – Sữa hạt dinh dưỡng cho người tiểu đường

Thách thức lớn nhất với người tiền tiểu đường, tiểu đường và tiểu đường thai kỳ là cần áp dụng chế độ ăn uống nghiêm ngặt để duy trì mức đường huyết ổn định. Tuy nhiên, trong quá trình đó, họ luôn phải đối mặt với cảm giác thèm ăn, thèm cơm, thèm đồ ngọt,…

Một trợ giúp quan trọng là người bệnh có thể bổ sung thêm sữa hạt dinh dưỡng vào chế độ ăn hàng ngày. Ngoài vitamin và khoáng chất, sữa hạt còn cung cấp nguồn protein từ thực vật giúp bồi bổ cơ thể và giảm cảm giác thèm ăn một cách hiệu quả.

Đặc biệt, sữa hạt Omikami dành riêng cho người tiểu đường, tiểu đường thai kỳ và tiền tiểu đường còn chứa hai thành phần quan trọng là dây thìa canh và hợp chất Crominex 3+ được chiết xuất từ quả me rừng. Những thành phần này có tác dụng hiệp đồng giúp:

  • Hỗ trợ kiểm soát đường huyết ổn định
  • Không làm tăng đường huyết sau ăn
  • Hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

 

Sữa hạt dinh dưỡng Omikami cho người tiểu đường
Sữa hạt dinh dưỡng Omikami cho người tiểu đường

Từ những lợi ích trên, việc sử dụng sữa hạt tiểu đường Omikami là sự lựa chọn thông minh và hữu ích cho sức khỏe của người tiểu đường.

Xem thêm bài viết: Vì sao người tiểu đường nên dùng sữa hạt tiểu đường

Vui lòng liên hệ ngay với số Hotline 0931110148 để được tư vấn và đặt hàng sản phẩm sữa hạt tiểu đường Omikami ngay hôm nay. 

Sữa hạt Omikami

Sữa Hạt Tiểu Đường Và Tiền Tiểu Đường Omikami

Cung cấp năng lượng cho người tiểu đường. Bổ sung 28 vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Ổn định đường huyết, hạn chế tối đa biến chứng tiểu đường. Cung cấp dinh dưỡng cho người ăn chay và ăn kiêng ️🎉 Tặng kèm 1 túi hạt macca và 1 cốc thủy tinh

900.000 đ7.200.000 đ

Xem thêm

5/5 - (1 bình chọn)
Chia sẻ ngay, nếu bạn thấy hữu ích:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận