Góc giải đáp: Bệnh tiểu đường ăn kiwi được không?

84 lượt xem

Nhiều người cho rằng Kiwi không tốt cho bệnh nhân tiểu đường vì chứa hàm lượng đường cao. Vậy tiểu đường có ăn được kiwi không? Mời bạn cùng Omikami tìm hiểu ngay sau đây.

Tiểu đường ăn kiwi được không?
Tiểu đường ăn kiwi được không?

1. Bệnh tiểu đường ăn kiwi được không?

Để trả lời câu hỏi: “Bệnh tiểu đường ăn kiwi được không”, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng cũng như những lợi ích và hạn chế của kiwi nhé.

Kiwi là quả gì?

Kiwi hay còn gọi là dương đào là một loại quả mọng nước có nguồn gốc từ miền trung và miền đông Trung Quốc thuộc nhóm cây leo thân chi Dương Đào.

Đặc điểm nổi của kiwi bật là lớp vỏ nâu được bao phủ bởi lớp lông mịn ở bên ngoài. Kiwi non có vị chua mát và trở lên ngọt hơn sau khi đã chín.

Hiện nay, Kiwi được chia làm 4 loại cơ bản gồm kiwi xanh, kiwi vàng, kiwi đỏ và kiwi xanh hữu cơ.

Thành phần dinh dưỡng trong 1 trái Kiwi

Kiwi được biết đến là một loại quả “nhỏ nhưng có võ” với hàm lượng dinh dưỡng cao. Theo Bộ nông nghiệp Hoa Kì, hàm lượng vitamin C trong kiwi xếp top đầu trong các loại quả mọng. Ngoài ra, kiwi còn có nhiều dưỡng chất khác như axit folic, vitamin A, K, E, các khoáng chất như Magie, Đồng, Kali, Kẽm cùng hàm lượng chất xơ dồi dào.

Bệnh tiểu đường ăn Kiwi được không?

Với hàm lượng dinh dưỡng như vậy, người tiểu đường có ăn được kiwi không?

Câu trả lời là CÓ. Bệnh nhân tiểu đường hoàn toàn có thể ăn được kiwi vì tổng hàm lượng đường trong kiwi thuộc mức thấp.

Ngoài ra, một nghiên cứu khác được đăng tải trên trang Pubmed cho thấy cho thấy rằng hàm lượng Magie cao trong trái kiwi rất tốt cho bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp II vì việc tiêu thụ nhiều Magie giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh.

Tiểu đường thai kỳ ăn kiwi được không?

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng: tiểu đường thai kỳ có ăn được kiwi không? Câu trả lời là CÓ. Kiwi không làm tăng lượng đường trong máu của những mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ.

Ngoài ra, kiwi còn hỗ trợ cải thiện tình trạng tiểu đường thai kỳ và làm giảm triệu chứng khát của tiểu đường thai kỳ. Như vậy, Bệnh nhân tiểu đường thai kỳ có thể yên tâm thêm Kiwi vào thực đơn sức khỏe của mình.

Kiwi tốt cho người bệnh tiểu đường
Kiwi tốt cho người bệnh tiểu đường

2. Lợi ích của Kiwi cho người bệnh tiểu đường

Kiwi là một loại quả tuyệt vời cho người tiểu đường. Cùng Omikami điểm danh những lợi ích của kiwi cho người tiểu đường nhé.

Ổn định đường huyết

Hàm lượng chất xơ cao trong kiwi giúp ổn định đường huyết. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ, người bị tiểu đường nên ăn một lượng tối thiểu 25-30g chất xơ mỗi ngày. Việc bổ sung chất xơ vào chế độ ăn giúp kiểm soát đường huyết ổn định. Hơn nữa, chất xơ giúp tạo cảm giác no lâu, rất tốt cho việc kiểm soát cân nặng của những người mắc tiểu đường do thừa cân, mỡ máu.

Ngăn ngừa biến chứng

Nguồn cung cấp vitamin C dồi dào của kiwi còn giúp hạn chế những biến chứng của bệnh tiểu đường. Vitamin C tham gia vào các phản ứng hóa học với những gốc tự do trong cơ thể, ngăn ngừa các gốc tự do phá hủy tế bào tạo thành các phản ứng viêm. Vitamin C khi phản ứng với gốc tự do có thể chuyển hóa chúng thành những chất vô hại, sau đó được thải ra ngoài để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Hỗ trợ tiêu hoá

Trong kiwi chứa actinidia hoạt động như một enzym phân hủy Protein giúp cho quá trình tiêu hóa thuận lợi và dễ dàng hơn. Từ đó làm giảm rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích,…

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Một điểm cộng nữa cho Vitamin C trong cơ thể là khả năng củng cố hệ thống miễn dịch. Vitamin C tham gia vào củng cố khả năng miễn dịch bằng cách hỗ trợ chức năng của các tế bào khác nhau trong cả hệ thống miễn dịch.Vitamin C giúp tăng cường chức năng biểu mô chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus và thúc đẩy các chất chống oxy hóa trong da trung hòa các gốc tự do.

Phòng ngừa nguy cơ của bệnh tim mạch

Chất xơ thường được biết đến với lợi ích hỗ trợ tiêu hóa nhưng bên cạnh đó, việc tăng cường tiêu thụ chất xơ còn làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như: xơ vữa mạch máu, bệnh mạch vành (nhồi máu cơ tim). Một loại quả giàu chất xơ như kiwi nên được bổ sung hàng ngày cho người tiểu đường và cả gia đình.

Phòng ngừa cục máu đông

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, kiwi giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể kết hợp các gia vị thông dụng như tỏi, quế, nghệ…vào chế độ ăn hằng ngày để phòng ngừa cục máu đông hiệu quả nhất.

Bảo vệ thị lực

Một nghiên cứu cho thấy: bổ dung kiwi mỗi ngày có thể làm giảm gần 40% nguy cơ bị mắc bệnh thoái hóa điểm vàng. Thành phần zeaxanthin và lutein trong kiwi ngăn chặn thoái hóa điểm vàng ở bất kỳ lứa tuổi nào.

Phòng chống ung thư

Vitamin C và E trong kiwi là 2 chất chống oxy hóa, ngăn chặn các tổn thương ADN dẫn tới ung thư.

Các lợi ích của kiwi đối với sức khỏe của người tiểu đường
Các lợi ích của kiwi đối với sức khỏe của người tiểu đường

3. Gợi ý món ngon từ Kiwi cho người bệnh tiểu đường

Dưới đây là một số món ngon từ kiwi người bệnh tiểu đường có thể bổ sung vào chế độ ăn của mình.

Salad Kiwi

Nguyên liệu: Kiwi, dứa, xoài chín, dâu tây, lá bạc hà, vani, đường kính, nước cốt chanh, nước cốt chanh.

Thực hiện:

  • Cắt kiwi, dứa, xoài chín, dâu tây thành hạt lựu. Lá bạc hà rửa sạch, cắt nhỏ.
  • Cho hỗn hợp trái cây ra bát lớn.
  • Thêm 1 thìa cà phê vani, 1/3 thìa cà phê đường trắng, 1 thìa cà phê nước cốt chanh vào sau đó trộn đều hỗn hợp.
  • Múc hỗn hợp salad trái cây vào đĩa, thêm vài lá bạc hà cho đẹp mắt và sau đó có thể thưởng thức rồi!

Sinh tố Kiwi

Nguyên liệu: Chuối, kiwi, rau cải xoăn, mật ong, hạt lanh, đá viên.

Thực hiện:

  • Chuối lột vỏ, cắt nhỏ cho vào bát
  • Kiwi bỏ vỏ, cắt nhỏ cho vào một bát khác.
  • Rau cải xoăn rửa sạch, ngâm với nước muối loãng trong khoảng 20’ sau đó vớt ra rổ để ráo nước.
  • Cho tất cả nguyên liệu vừa chuẩn bị vào máy xay sinh tố, thêm 1 thìa cà phê mật ong, 1 thìa hạt lanh và đá viên vào cùng và xay nhuyễn.
  • Cho ra cốc và cùng thưởng thức thôi nào.
Món ngon từ kiwi cho người tiểu đường
Món ngon từ kiwi cho người tiểu đường

>> Đọc thêm: Tiểu đường ăn thanh long ruột trắng hay ruột đỏ?

4. Lưu ý dành cho người tiểu đường khi ăn Kiwi

Người mắc tiểu đường cần lưu ý gì khi ăn Kiwi? Một số lưu ý nhỏ sau đây sẽ giúp người mắc tiểu đường không gặp những trường hợp không mong muốn khi sử dụng kiwi:

Chú ý trong việc chọn mua

Để mua được kiwi ngon và hạn chế chất bảo quản, chất bảo vệ thực vật, nên mua ở những địa chỉ uy tín, có nguồn gốc vùng trồng rõ ràng, có thể dễ dàng truy xuất thông tin.

Đồng thời, nên chọn kiwi khi còn tươi, tránh dùng những quả đã có dấu hiệu hư hỏng, dập nát. Bởi chúng có thể tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn trú ngụ và sinh sôi.

Lưu ý trong việc làm sạch

Bạn nên ngâm và rửa sạch Kiwi trước khi ăn để loại bỏ hết bụi bẩn bám trên vỏ và lông quả. Bạn có thể ngâm với nước ngâm rửa thực vật có nguồn gốc hữu cơ, muối, dấm trắng… sau đó rửa sạch lại bằng nước sạch để loại bỏ vi khuẩn và các chất bảo vệ thực phẩm trước khi sử dụng.

Một số người cần đặc biệt lưu ý khi ăn kiwi

Một số trường hợp sau nên lưu ý khi sử dụng kiwi để tránh lợi bất cập hại:

  • Người mắc các vấn đề về dạ dày không nên ăn quá nhiều Kiwi trong ngày vì hàm lượng Vitamin C cao có thể gây ra các triệu chứng như trào ngược, ợ chua, tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích.
  • Người mắc chứng tiểu nhiều không nên ăn quá nhiều Kiwi vì sẽ gây tăng số lần đi vệ sinh trong ngày.
  • Người sỏi thận, sỏi mật không nên ăn quá nhiều Kiwi do ảnh hưởng của hàm lượng oxalate có trong kiwi nên những người đang điều trị sỏi thận, sỏi mật tránh dùng.

Thực phẩm không kết hợp cùng kiwi

  • Không ăn Kiwi cùng Dưa chuột: Enzyme có trong dưa chuột phân hủy
  • Không ăn Kiwi cùng cà rốt: Thành phần của cà rốt cũng làm phân huỷ Vitamin C có trong Kiwi, làm giảm giá trị dinh dưỡng ban đầu của Kiwi.
  • Không ăn Kiwi cùng sữa: Protein trong sữa kết tủa với Vitamin C có thể gây ra những rối loạn tiêu hóa cho người có hệ tiêu hóa kém.
  • Không ăn Kiwi cùng cua: Cua có chứa các hợp chất arsenic pentavalent, vô hại đối với cơ thể con người, nhưng nếu kết hợp với vitamin C trong kiwi sẽ tạo ra chất độc không tốt cho sức khỏe
  • Không ăn Kiwi cùng củ cải trắng: Quả kiwi không nên ăn với củ cải trắng vì có thể gây bướu cổ.

Trên đây là tất cả thông tin để giải đáp cho câu hỏi: “Tiểu đường ăn kiwi được không?” Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn thông tin hữu ích để xây dựng một chế độ ăn lành mạnh.

OMIKAMI – Sữa hạt dinh dưỡng cho người tiểu đường

Thách thức lớn nhất với người tiền tiểu đường, tiểu đường và tiểu đường thai kỳ là cần áp dụng chế độ ăn uống nghiêm ngặt để duy trì mức đường huyết ổn định. Tuy nhiên, trong quá trình đó, họ luôn phải đối mặt với cảm giác thèm ăn, thèm cơm, thèm đồ ngọt,…

Một trợ giúp quan trọng là người bệnh có thể bổ sung thêm sữa hạt dinh dưỡng vào chế độ ăn hàng ngày. Ngoài vitamin và khoáng chất, sữa hạt còn cung cấp nguồn protein từ thực vật giúp bồi bổ cơ thể và giảm cảm giác thèm ăn một cách hiệu quả.

Đặc biệt, sữa hạt Omikami dành riêng cho người tiểu đường, tiểu đường thai kỳ và tiền tiểu đường còn chứa hai thành phần quan trọng là dây thìa canh và hợp chất Crominex 3+ được chiết xuất từ quả me rừng. Những thành phần này có tác dụng hiệp đồng giúp:

  • Hỗ trợ kiểm soát đường huyết ổn định
  • Không làm tăng đường huyết sau ăn
  • Hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

 

Sữa hạt dinh dưỡng Omikami cho người tiểu đường
Sữa hạt dinh dưỡng Omikami cho người tiểu đường

Từ những lợi ích trên, việc sử dụng sữa hạt tiểu đường Omikami là sự lựa chọn thông minh và hữu ích cho sức khỏe của người tiểu đường.

Xem thêm bài viết: Vì sao người tiểu đường nên dùng sữa hạt tiểu đường

Vui lòng liên hệ ngay với số Hotline 0931110148 để được tư vấn và đặt hàng sản phẩm sữa hạt tiểu đường Omikami ngay hôm nay. 

Sữa hạt Omikami

Sữa Hạt Tiểu Đường Và Tiền Tiểu Đường Omikami

Cung cấp năng lượng cho người tiểu đường. Bổ sung 28 vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Ổn định đường huyết, hạn chế tối đa biến chứng tiểu đường. Cung cấp dinh dưỡng cho người ăn chay và ăn kiêng ️🎉 Tặng kèm 1 túi hạt macca và 1 cốc thủy tinh

900.000 đ7.200.000 đ

Xem thêm

5/5 - (2 bình chọn)
Chia sẻ ngay, nếu bạn thấy hữu ích:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận